(VINANET) - Thời gian gần đây, hàng Trung Quốc liên tục có nhiều tai tiếng khiến độ tin cậy của người tiêu dùng giảm sút. Sau những vụ lùm xùm từ đồ chơi trẻ em nhiễm độc, đến các vụ thực phẩm chứa chất cấm, công nghệ “hô biến” thực phẩm hay quần áo, giày dép chứa dị vật lạ,…. Dường như làm cho người tiêu dùng quay lưng lại với hàng “Made in China” và chuyển sang chuộng hàng Thái Lan. Cũng bởi lẽ, hàng Thái Lan hiện có mặt ở mọi ngóc ngách trên thị trường, từ cửa hàng tạp hóa đến chợ, siêu thị, thậm chí ở nhiều nơi hàng Việt chưa phủ tới thì hàng Thái Lan gần như chiếm lĩnh thị trường.

Các siêu thị “mini” chuyên về hàng Thái mọc lên như nấm lúc nào cũng nườm nượp khách, cho dù giá các mặt hàng này trung bình thường cao hơn 30-40% so với hàng Việt.

Trong các hệ thống siêu thị tại Hà Nội như BigC, CooMart Hà Đông, Fivimart… tỷ trọng hàng Thái Lan cũng tăng lên và chiếm ưu thế hơn so với những sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác, nhất là những mặt hàng như thực phẩm, trái cây hay một số đồ gia dụng như nồi cơm, quạt điện, chén cốc, bát đũa….

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam tháng đầu năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu 425 triệu USD hàng hóa từ thị trường Thái Lan, giảm 9,48% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Thái Lan trong thời gian này là máy móc thiết bị, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện phụ tùng ô tô, hàng điện gia dụng và linh kiện, sản phẩm từ chất dẻo,….

Trong số những mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Thái Lan, nếu không kể mặt hàng xăng dầu, thì máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập cao là 38,7 triệu USD, giảm 4,09%; kế đến là chất dẻo nguyên liệu, với 37,2 triệu USD, giảm 20,46% và linh kiện, phụ tùng ô tô 27,6 triệu USD, giảm 3,23% so với cùng kỳ năm trước…

Nhìn chung, nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Thái Lan trong tháng 1/2014 phần lớn đều giảm kim ngạch, giảm mạnh nhất là hàng dây điện và dây cáp điện, giảm 67,95%.

Đối với hàng điện gia dụng và linh kiện, kim ngạch nhập từ Thái Lan giảm 19,95% với 25,6 triệu USD.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Thái Lan trong tháng đầu năm 2014

Chủng loại
KNNK T1/2014
KNNK T1/2013
% so sánh
Tổng KN
425.086.281
464.491.109
-8,48
xăng dầu các loại
61.557.244
26.167.090
135,25
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
38.755.671
40.409.041
-4,09
chất dẻo nguyên liệu
37.216.778
46.790.004
-20,46
linh kiện, phụ tùng ô tô
27.621.231
28.544.064
-3,23
hàng điện gia dụng và linh kiện
25.670.111
32.066.117
-19,95
ngô
16.023.242
2.772.688
477,90
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
14.942.860
24.219.941
-38,30
giấy các loại
14.655.662
17.441.319
-15,97
hóa chất
13.432.816
16.656.272
-19,35
sản phẩm từ chất dẻo
13.150.810
11.984.865
9,73
sản phẩm hóa chất
12.859.052
15.375.048
-16,36
vải các loại
11.745.884
15.905.121
-26,15
linh kiện phụ tùng xe máy
11.514.650
22.273.536
-48,30
xơ, sợi dệt các loại
10.458.324
13.254.296
-21,09
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
9.496.154
9.209.469
3,11
sản phẩm từ sắt thép
7.162.698
9.872.791
-27,45
thức ăn gia súc và nguyên liệu
6.526.108
6.266.583
4,14
kim loại thường khác
5.094.166
5.845.559
-12,85
cao su
5.057.133
4.671.434
8,26
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
4.859.042
6.205.317
-21,70
ô tô nguyên chiếc các loại
4.703.615
5.712.117
-17,66
sữa và sản phẩm sữa
4.662.892
5.273.131
-11,57
gỗ và sản phẩm gỗ
4.390.793
5.895.703
-25,53
sản phẩm từ cao su
4.210.925
4.886.556
-13,83
sản phẩm khác từ dầu mỏ
3.826.324
5.220.472
-26,71
quặng và khoáng sản khác
3.534.892
 
 
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.488.883
3.084.697
13,10
sản phẩm từ kim loại thường khác
3.369.554
2.427.411
38,81
sắt thép các loại
2.782.739
5.107.274
-45,51
dược phẩm
2.632.584
5.024.092
-47,60
hàng rau quả
2.232.940
5.876.936
-62,01
dây điện và dây cáp điện
2.074.068
6.471.851
-67,95
hàng thủy sản
975.014
2.910.157
-66,50
nguyên phụ liệu dược phẩm
817.000
 
 
sản phẩm từ giấy
796.073
1.274.379
-37,53
xe máy nguyên chiếc
578.698
703.760
-17,77
phân bón các loại
338.818
107.649
214,74
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
266.383
 
 
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
243.894
133.772
82,32
dầu mỡ động thực vật
91.214
120.286
-24,17

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển ngày càng lớn mạnh của doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường Việt Nam là một thành công không phải đơn giản có được. Thành công đó, do các doanh nghiệp Thái đã nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ các cơ quan thương mại trong nước và thương vụ đại sứ quán cũng như các lãnh sự quán của họ ở Việt Nam. Các cơ quan này đã làm cầu nối, trung gian giữa các doanh nghiệp Thái và doanh nghiệp nước ở tại thông qua đó, đẩy mạnh quảng bá, mang hàng xuất khẩu đi chào bán, triển lãm ở các hội chợ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là theo đánh giá của các chuyên gia là bản thân các doanh nghiệp Thái luôn ý thức rất tốt việc nâng cao chất lượng, gây dựng thương hiệu, đặc biệt là họ luôn có chiến lược quảng bá, xây dựng hệ thống phân phối rất chặt chẽ, trong khi điều này đối đối với các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự được chú trọng và đầu tư. Những yếu tố cộng hưởng đó đã giúp doanh nghiệp Thái thành công khi đặt chân kinh doanh trên thị trường nước ngoài.

Hiện tượng hàng Thái đang lấn sân trên thị trường Việt Nam tuy chưa đến mức đe dọa các mặt hàng Việt trên thị trường nội địa, nhưng rõ ràng cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức. Các chuyên gia cho rằng, con đường duy nhất để các nhà sản xuất Việt chinh phục thị trường trong nước là phải bằng mọi cách naagn cao chất lượng sản phẩm, tiến tới sản xuất, phân phối đồng bộ hóa và thật sự chuyên nghiệp. Chưa cần nói đến chuyện xuất ngoại, nếu các doanh nghiệp Việt không sớm có các bước đi bài bản, chiến lược thì có thể trở thành người thua cuộc ngay trên chính “sân nhà”.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thời báo Tài chính Việt Nam

Nguồn: Vinanet