(VINANET) Australia hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 12 của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 3,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013.

Xuất khẩu dầu thô 2014 sang Australia đứng đầu về kim ngạch với 1,85 tỷ USD tăng 12,7% so với năm2 013, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm mặt hàng nông sản, thuỷ sản là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia, tăng 17,5% so với năm 2013, trong đó hạt tiêu tăng 52,5%, thuỷ sản tăng 20,7%, vượt ngưỡng mục tiêu 200 triệu, hạt điều tuy tăng trưởng 12,6% nhưng là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường Australia. chiếm tới 96% thị phần nhập khẩu hạt điều của Australia.

Nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng 13,9% so với năm 2013, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng đột biến như sắt thép tăng 121%, dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%, hàng dệt may tăng 46,7%, túi xách, ô, mũ… tăng 39,4%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 31,9%, giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%... Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với nhóm hàng điện thoại và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị khẳng định tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Australia còn rất lớn và hai bên cần nỗ lực làm sâu sắc hơn nội hàm Quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.

Đại sứ Lương Thanh Nghị nhận định vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Australia. Một là hợp tác thương mại-đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai bên. Theo Đại sứ, trong thời gian tới, hai bên cần rà soát để tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp hai nước, đồng thời loại bỏ hoặc nới lỏng những rào cản thương mại để hàng hóa hai nước thâm nhập được vào thị trường của nhau.

Cụ thể, Việt Nam đang đề nghị Australia xem xét một cách nghiêm túc và tích cực việc nới lỏng kiểm định đối với mặt hàng tôm tươi và tôm đông lạnh của Việt Nam, hay đẩy nhanh quá trình xem xét cho phép trái vải tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Australia.

Hai là Việt Nam và Australia còn có sự khác biệt liên quan tới vấn đề dân chủ nhân quyền. Song, với chủ trương đối thoại một cách thẳng thắn, xây dựng với các đối tác, trong thời gian qua, Việt Nam và Australia đã tiến hành 11 vòng đối thoại về dân chủ nhân quyền trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau, đóng góp quan trọng cho phát triển mối quan hệ song phương.

Đại sứ kêu gọi các chính trị gia, nhà nghiên cứu của Australia đến Việt Nam để chứng kiến sự phát triển về mọi mặt và hiểu thêm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, trong thời gian tới, Việt Nam và Australia cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy mối quan hệ song phương, gặt hái thêm nhiều thành tựu.

Thứ nhất, hai bên cần tiếp tục duy trì, tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, tạo cơ sở chính trị quan trọng và định hướng phát triển mối quan hệ song phương.

Thứ hai, cần triển khai một cách hiệu quả, đồng bộ các thỏa thuận, hiệp định hợp tác đã ký trong các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh-quốc phòng tới kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo.

Thứ ba, trong các lĩnh vực hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng tiềm năng hai nước, như khoa học, giáo dục, hai bên cần triển khai một cách thực chất, đi vào chiều sâu để tạo ra những dấu mốc mới trong hợp tác ở các lĩnh vực này.

Thứ tư, hai bên cần tăng cường hơn nữa phối hợp về quan điểm lập trường cũng như ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, như ARF, ASEM, APEC, Liên hợp quốc...

Số liệu của TCHQ xuất khẩu sang Australia năm 2014. ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2014 so với năm 2013 (%)

Kim ngạch

3.509.422.533

3.990.144.154

+13,7

Dầu thô

1.644.000.472

1.853.410.844

+12,7

Điện thoại các loại và linh kiện

460.473.180

438.184.956

-4,8

Hàng thủy sản

189.512.767

228.812.361

+20,7

Gỗ và sản phẩm gỗ

128.685.031

157.726.674

+22,6

Giày dép các loại

108.830.716

142.115.319

+30,6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

161.366.603

137.422.433

-14,8

Hàng dệt, may

90.187.779

132.262.015

+46,7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

101.178.127

129.404.174

+27,9

Hạt điều

97.049.979

109.231.975

+12,6

Phương tiện vận tải và phụ tùng

56.331.053

93.798.479

+66,5

Sản phẩm từ sắt thép

66.144.420

50.390.025

-23,8

Sản phẩm từ chất dẻo

36.077.470

40.580.375

+12,5

Kim loại thường khác và sản phẩm

28781413.44

37.290.949

+29,6

Sắt thép các loại

16734461.49

36.983.303

+121,0

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

21.334.778

29.736.090

+39,4

Cà phê

28.415.940

29.374.563

+3,4

Giấy và các sản phẩm từ giấy

23.348.381

26.162.696

+12,1

Clanhke và xi măng

-

20.614.597

*

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

17.838.358

19.211.529

+7,7

Hạt tiêu

12.470.404

19.013.405

+52,5

Hàng rau quả

15.993.508

17.419.936

+8,9

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

-

17.040.657

*

Sản phẩm từ cao su

12.169.247

13.405.110

+10,2

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

-

13.004.266

*

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

10.455.450

12.987.339

+24,2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

9.702.942

12.800.925

+31,9

Sản phẩm hóa chất

10.270.227

12.265.996

+19,4

Sản phẩm gốm, sứ

12.889.439

11.242.537

-12,8

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

9.888.881

10.450.856

+5,7

Dây điện và dây cáp điện

4.813.740

8.684.033

+80,4

Gạo

4.561.100

5.102.247

11,9

Chất dẻo nguyên liệu

4.915.038

4.829.383

-1,7

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

-

856.305

-

 Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet