(VINANET) - Năm tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi 736,1 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng dược phẩm, chiếm 1,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 7,97% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 5/2013, nhập khẩu mặt hàng này tăng 31,22% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 181,9 triệu USD.

So với cùng thời điểm này năm ngoái, thì kim ngạch dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường giảm chiếm 28,5%. Bao gồm các thị trường Hàn Quốc (giảm 3,88%); Hoa Kỳ (giảm 8,89%); Thụy Điển (giảm 4,04%); Đài Loan (giảm 12,09%)….

Trong số các thị trường cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam thì Pháp vẫn là thị trường chính, chiếm 15,1%, với kim ngạch 111,2 triệu USD, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 5/2013, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này đạt 28,6 triệu USD, tăng 60,63% so với tháng 4/2013.

Đứng thứ hai sau Pháp là thị trường Ấn Độ. Tháng 5/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 22,5 triệu USD dược phẩm từ thị trường Ấn Độ, tăng 29,62% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Ấn Độ lên 97,5 triệu USD, tăng 406,15% so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng mạnh so với các thị trường khác.

Góp phần làm tăng trưởng kim ngạch, nhập khẩu dược phẩm từ thị Thái Lan tăng 109,97%, tương đương với 24,7 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Thụy Sỹ là 34 triệu USD, tăng 78,42% so với cùng kỳ….

Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2013

ĐVT: USD
Thị trường
KNNK T4/2013
KNNK T5/2013
KNNK 5T/2013
KNNK 5T/2012
% +/- KN so T4/2013
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng KNNK
138.631.121
181.908.077
736.152.771
681.813.601
31,22
7,97
Pháp
17.813.273
28.614.281
111.272.218
108.187.029
60,63
2,85
An Độ
17.414.658
22.572.803
97.504.615
19.263.923
29,62
406,15
Hàn Quốc
11.659.038
15.966.640
64.594.017
67.200.318
36,95
-3,88
Đức
8.718.896
12.956.875
58.290.399
52.021.289
48,61
12,05
Italia
6.293.343
11.329.150
36.519.806
34.696.742
80,02
5,25
Thuỵ Sỹ
11.165.150
10.461.671
34.013.813
19.063.785
-6,30
78,42
Anh
5.333.857
8.131.384
32.743.693
30.964.110
52,45
5,75
Bỉ
10.710.143
5.516.947
30.519.217
27.873.921
-48,49
9,49
Thái Lan
4.153.614
5.173.134
24.752.263
11.788.717
24,55
109,97
Ai Len
 
4.307.858
24.197.026
 
 
*
Hoa Kỳ
5.085.455
4.715.547
21.987.382
24.132.821
-7,27
-8,89
Trung Quốc
3.702.516
3.644.161
18.764.074
15.928.455
-1,58
17,80
Oxtrâylia
2.074.882
6.908.340
17.757.558
13.956.618
232,95
27,23
Thuỵ Điển
1.878.929
4.960.488
12.854.473
13.395.194
164,01
-4,04
Tây Ban Nha
2.267.711
2.646.663
12.755.511
11.060.395
16,71
15,33
Áo
1.380.717
1.718.597
12.321.467
11.749.009
24,47
4,87
Achentina
1.397.323
2.817.880
10.196.297
9.449.873
101,66
7,90

Indonesia

1.656.077
2.403.777
8.850.766
7.038.218
45,15
25,75
Hà Lan
2.182.690
2.007.324
8.400.714
7.634.994
-8,03
10,03
Đan Mạch
1.321.348
1.376.523
6.633.040
6.299.708
4,18
5,29
Đài Loan
105.594
1.754.888
6.402.607
7.282.769
1.561,92
-12,09
Nhật Bản
1.168.811
1.478.143
6.221.011
8.570.813
26,47
-27,42
Ba Lan
656.500
1.232.359
6.114.760
5.095.417
87,72
20,01
Xingapo
1.168.105
1.027.329
4.808.487
5.277.866
-12,05
-8,89
Malaixia
1.275.639
1.483.118
4.803.879
2.593.208
16,26
85,25
Canada
584.757
1.534.177
3.168.881
3.646.833
162,36
-13,11
Philippin
409.670
1.093.849
3.068.614
9.552.772
167,01
-67,88
Nga
 
418.365
1.280.774
2.123.191
 
*
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Thị trường dược phẩm đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu, và cả giữa các doanh nghiệp trong nước sản xuất một loại thuốc có cùng tác dụng dược lý hoặc cùng một dạng thuốc với nhau.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, hiện thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, 50% còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt là các loại biệt dược, nguyên liệu đầu vào và các loại hoạt chất để sản xuất thuốc. Hiện cả nước cũng có 274 doanh nghiệp sản xuất dược, gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dược phẩm và hàng nghìn cơ sở bán lẻ, quầy thuốc, nhà thuốc.

Thuốc sản xuất trong nước rẻ hơn thuốc nhập ngoại là lợi thế lớn. Thống kê của ngành y tế, hiện nay cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất (98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược) và trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền. Số thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phục vụ công tác phòng, điều trị bệnh. Bên cạnh các loại thuốc thông thường như trị cúm, kháng sinh, kháng viêm, các DN dược trong nước cũng bắt đầu “vươn” tới những loại thuốc trị các bệnh như tiểu đường, tim mgachj, thần kinh. Nhưng tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước vẫn còn thấp ở một số tuyến điều trị phụ thuộc vào mô hình bệnh tật”, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết.

Để thuốc nội đến với người Việt, đại diện Bộ Y tế trong buổi tọa đàm trực tiếp được tổ chức mới đây, đã đưa ra đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, với mục tiêu: đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng số tiền mua thuốc tại bệnh viện tuyến Trung ương đạt 22% (tăng 1%-3%/năm, trừ một số bệnh viện chuyên khoa); bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2%-4%/năm); bệnh viện tuyến huyện đạt 75% (tăng 2%-4%/năm); tăng tỉ lệ kê đơn cấp thuốc sản xuất tại Việt Nam cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tăng 5%-10%.

Tuy nhiên, chủ tịch Hiệp hội Dược Việt Nam cho biết, để thực hiện được điều này là cả một quá trình không dễ. Ngành y tế phải giải quyết được các vấn nạn như bác sỹ “Quen tay” trong việc kê đơn sử dụng thuốc ngoại,xử lý nghiêm những trường hợp tham nhũng trong việc đấu thầu thuốc hay nhận hoa hồng…

 

Nguồn: Vinanet