Theo Tổng thư ký Vifores – ông Nguyễn Tôn Quyền, việc tuân thủ các đạo luật về nguồn gốc gỗ nguyên liệu do các quốc gia nhập khẩu đưa ra, nên nhập khẩu gỗ có suy hướng giảm và các doanh nghiệp đang bắt đầu phát triển theo hướng bền vững hơn thông qua việc đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng cho chế biến xuất khẩu.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng từ 151 triệu USD trong năm 2000 lên 1,3 tỉ USD trong năm 2011. Nhưng trong hai năm 2012 và 2013 nhập khẩu gỗ có xu hướng giảm. Năm 2012 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ bằng 90% so năm 2011. Gỗ và sản phẩm được nhập chủ yếu từ 24 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Thái Lan, New Zeland và Lào. Vifores dự báo kim ngạch nhập khẩu gỗ trong cả năm 2013 sẽ tiếp tục giảm so với năm 2012.

Tính riêng tháng 11/2013, nhập khẩu gỗ và sản phẩm của cả nước đạt 203,6 triệu USD, tăng 41,7% so với tháng 10, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng 2013 lên 1,4 tỷ USD, tăng 13,74% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian này, Lào là thị trường chính nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 25,5% thị phần, đạt kim ngạch 365,1 triệu USD, tăng 34,06% so với 11 tháng năm 2012. Thị trường đứng thứ hai sau Lào là Hoa Kỳ với 196,5 triệu USD, tăng 7,96%. Tuy có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ ba sau Lào và Hoa Kỳ, nhưng so với cùng kỳ nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ thị trường này lại giảm 2,44% với kim ngạch 178,3 triệu USD.

Đáng chú ý, 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Anh lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 319618% trong đó kim ngạch chỉ đạt 19,7 triệu USD.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm 11 tháng 2013 – ĐVT: USD

 
KNNK 11T/2013
KNNK 11T/2012
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng KN
1.429.628.670
1.256.974.181
13,74
Lào
365.152.942
272.388.447
34,06
Hoa Kỳ
196.530.585
182.045.652
7,96
Trung Quốc
178.308.463
182.760.993
-2,44
Malaixia
82.739.543
80.795.742
2,41
Thái Lan
72.168.532
79.960.297
-9,74
NiuZilân
59.236.939
58.781.733
0,77
Cămpuchia
45.497.924
24.800.648
83,45
Chile
32.737.191
29.487.050
11,02
Braxin
23.524.490
23.524.490
0,00
Anh
19.759.317
599.461
3.196,18
Đức
18.009.248
9.652.920
86,57

Indonesia

15.456.441
24.282.364
-36,35
Phần Lan
14.251.469
12.413.947
14,80
Hàn Quốc
12.292.609
4.810.607
155,53
Đài Loan
11.390.165
11.230.724
1,42
Pháp
8.971.185
4.183.485
114,44
Thuỵ Điển
6.498.750
6.514.871
-0,25
Nga
5.390.394
3.420.789
57,58
Italia
5.146.876
4.490.880
14,61
Nhật Bản
5.017.015
5.268.686
-4,78
Canada
4.271.812
5.762.980
-25,87
Oxtrâylia
3.864.519
6.982.656
-44,66
Achentina
3.501.065
2.395.160
46,17

Nam Phi

2.836.151
3.076.719
-7,82

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành đồ gỗ trong nước đang phải nhập khẩu tới 4 triệu m³ gỗ/năm, chiếm đến 80% tổng nguyên liệu sử dụng của toàn ngành cho xuất khẩu. Định hướng phát triển ngành gỗ trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển việc sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước theo chiến lược phát triển và quy hoạch chế biến gỗ đã được ban hành.

Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng tập trung sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng, phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ nghệ nhằm tăng giá trị xuất khẩu cũng như giảm việc sử dụng nguyên liệu gỗ trong chế biến xuất khẩu

(Nguồn: VINANET, TBKTSG)

Nguồn: Vinanet