(Vinanet) Việt Nam đã xuất khẩu hạt tiêu sang 87 nước và vùng lãnh thổ. Hạt tiêu Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu thế giới nhưng lại chiếm 50% lượng hàng giao dịch trên thị trường. Hiện xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ vươn lên đứng đầu thế giới.

Quí I năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 38.374 tấn hạt tiêu, trong đó hạt tiêu đen 33.133 tấn (chiếm 86,3% thị phần), tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, hạt tiêu trắng đạt 5.241 tấn (chiếm 13,7% thị phần), tăng 10%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu quí I đạt 253,61 triệu USD (tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó tiêu đen đạt 207,3 triệu USD (tăng 24%) và hạt tiêu trắng đạt 46,3 triệu USD (tăng 5%).

Giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu đen đạt 6.266 USD/tấn (giảm 92 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012), hạt tiêu trắng đạt 8.869 USD/tấn (giảm 436 USD/tấn).

Thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ chiếm 20,56% tổng kim ngạch, với 52,14 triệu USD; tiếp đến là thị trường Đức chiếm 11,36%, đạt 28,8 triệu USD; U.A.E chiếm 7,17%, đạt 18,17 triệu USD; Hà Lan 6,5%, đạt 16,48 triệu USD và Singapore chiếm 5,22%, đạt 13,24 triệu USD.

Các châu lục nhập nhiều hạt tiêu của Việt Nam gồm có:

- Châu Âu (26 nước) nhập: 13.398 tấn, tăng 475 tấn ( giảm 7% so cùng kỳ năm 2012).
- Châu Á (29 nước) nhập: 13.241 tấn, tăng  1.297 tấn (giảm 3% so cùng kỳ năm 2012).
- Châu Phi (12 nước) nhập: 3.675 tấn, tăng  595 tấn (bằng cùng kỳ năm 2012).
- Châu Mỹ  (11 nước) nhập: 8.060 tấn, tăng4.944 tấn (tăng 10% so cùng kỳ năm 2012).

 

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Quí I/2013

ĐVT: USD
 
 
Thị trường
 
 
T3/2013
 
 
3T/2013

% tăng giảm KN T3/2013 so với T2/2013

% tăng giảm KN 3T/2013 so với cùng kỳ

Tổng cộng
113.069.441
253.609.726
+83,47
+20,76
Hoa Kỳ
22.317.091
52.141.578
+57,12
+180,41
Đức
13.101.073
28.804.773
+74,06
+30,52
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
7.779.189
18.171.215
+61,10
-7,08
Hà Lan
7.877.755
16.483.572
+87,78
-19,67
Singapore
3.723.479
13.240.116
+35,14
-5,73
Ấn Độ
4.349.667
12.578.817
+4,49
-18,61
Ai Cập
6.503.207
11.850.703
+319,29
-0,94
Anh
3.618.506
8.401.451
+69,90
+33,56
Nga
3.859.551
6.427.474
+202,43
+67,33
Tây Ban Nha
3.627.520
6.019.587
+354,95
-64,25
Hàn Quốc
2.584.003
5.612.860
+84,61
+16,56
Ba Lan
1.775.852
4.562.436
+26,61
+92,63
Pakistan
2.741.891
4.161.392
+279,12
-8,92
Nam Phi
2.205.060
4.029.920
+126,70
+164,18
Nhật Bản
1.234.531
3.766.587
+73,52
-9,67
Philippines
1.164.616
3.409.586
+23,76
+21,61
Australia
686.157
3.043.474
+31,16
+72,77
Italia
1.224.806
2.727.673
+25,01
+22,48
Thái Lan
1.111.661
2.682.080
+157,78
+111,44
Ucraina
875.710
2.194.039
+2,96
-36,10
Pháp
1.081.638
2.164.368
+34,33
+9,11
Malaysia
923.211
2.131.251
+120,07
+40,01
Canada
611.017
2.019.929
-19,61
+32,46
Thổ Nhĩ Kỳ
1.268.052
1.688.338
*
-36,21
Bỉ
169.520
1.281.570
-71,95
+10,06
Cô Oét
219.030
426.330
+5,66
+319,51
Indonesia
24.1000
241.000
*
*

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, mặc dù hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh 50% thị phần tiêu thế giới nhưng vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng thế giới biết đến. Thực tế, có tới 95% sản lượng hạt tiêu được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm mới qua sơ chế và thông qua 3 đối tác chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ nên khi bán ra thị trường thế giới, hạt tiêu Việt Nam đều mang tên nhà sản xuất nước ngoài. Vì vậy, có 3 hướng mà ngành hồ tiêu cần chú ý để định vị được thương hiệu và nâng cao giá trị khi xuất khẩu:

Thứ nhất, chênh lệch giá trị giữa tiêu đen và tiêu trắng đang lên tới 70%, vì vậy, nên tập trung chuyển tỷ lệ sản xuất tiêu đen sang tiêu trắng để nâng cao lợi nhuận.

Thứ hai, các DN cần gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Hiện trong nước có 10 nhà máy sản xuất tiêu ASTA (trong đó có 5 DN nước ngoài) nên tỷ lệ tiêu ASTA Việt Nam xuất khẩu sang Âu, Mỹ chưa nhiều (15%).

Thứ ba, các DN cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tiêu bột. DN trong nước hiện nay không có thị trường tiêu bột, dù biết rằng loại tiêu này có thể cung cấp tới tất cả các siêu thị trên thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng được sơ đồ về những vùng quy hoạch và mỗi địa phương phải có chỉ dẫn của từng gia đình, từng hộ trồng tiêu, từ đó làm cơ sở quy hoạch tổng thể để sản xuất hàng hóa có chứng chỉ rõ ràng. Bộ nên sớm có quy trình canh tác hồ tiêu, đưa cây tiêu vao chương trình VietGap.

 

Nguồn: Vinanet