(VINANET) – Italia là một trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD. 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2015, Việt Nam đã xuất khẩu sang Italia 1,18 tỷ USD, tăng 5,72% so với cùng kỳ năm 2014.

Việt Nam xuất sang Italia gồm các mặt hàng: điện thoại và linh kiện, giày dép, máy vi tính sản phẩm điện tử, cà phê, máy móc thiết bị….

Trong đó nhóm hàng nông sản đạt kim ngạch 187,2 triệu USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch, trong đó mặt hàng cà phê có kim ngạch cao với 108,5 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2014, thì tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Italia lại giảm nhẹ, giảm 9,87%. Đối với mặt hàng điều, tuy kim ngạch xuất chỉ đạt 10,3 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh trong nhóm nông sản xuất sang thị trường này, tăng 16,47%.

Đối với nhóm hàng sản xuất công nghiệp thì điện thoại và linh kiện có kim ngạch cao nhất, 442,8 triệu USD, chiếm 37,4% tổng kim ngạch, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Italia trong 5 tháng 2015 lại giảm nhẹ, giảm 4,63%.

Mặt hàng đạt kim ngạch lớn thứ hai là giày dép, đạt 118 triệu USD, tăng 15,97% so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tuy chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng về kim ngạch, đạt 117,2 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 176,01%....

Nhìn chung, 5 tháng 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Italia hầu như giảm ở các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 40%. Mặt hàng có tốc độ giảm mạnh nhất là chất dẻo nguyên liệu, giảm 91,23%.

Thống kê sơ bộ từ TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Italia 5 tháng 2015 – ĐVT: USD

Mặt hàng
KNXK 5T/2015
KNXK 5T/2014
+/- (%)
Tổng cộng
1.182.373.818
1.118.453.795
5,72
Điện thoại các loại và linh kiện
442.833.188
464.355.739
-4,63
Giày dép các loại
118.015.818
101.760.943
15,97
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
117.241.408
42.477.654
176,01
Cà phê
108.566.211
120.457.498
-9,87
Hàng dệt, may
80.590.151
65.013.523
23,96
Phương tiện vận tải và phụ tùng
50.315.008
50.488.393
-0,34
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
48.921.080
48.760.240
0,33
Hàng thủy sản
43.836.058
58.180.005
-24,65
Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù
18.187.844
13.792.429
31,87
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày
14.350.432
12.913.563
11,13
Gỗ và sản phẩm gỗ
13.998.286
14.585.954
-4,03
Sắt thép các loại
11.434.411
11.024.816
3,72
Hạt điều
10.301.092
8.844.295
16,47
Sản phẩm từ sắt thép
8.700.914
9.870.633
-11,85
Sản phẩm từ chất dẻo
8.625.084
10.758.784
-19,83
Hóa chất
8.019.880
8.544.338
-6,14
Xơ, sợi dệt các loại
5.690.919
5.829.857
-2,38
Hạt tiêu
5.113.261
6.809.616
-24,91
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
4.958.640
5.602.348
-11,49
Cao su
4.350.759
7.167.776
-39,30
Sản phẩm từ cao su
3.361.089
3.113.952
7,94
Sản phẩm gốm sứ
2.875.198
3.068.265
-6,29
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
2.040.116
1.869.939
9,10
Hàng rau quả
1.060.624
1.496.801
-29,14
Chất dẻo nguyên liệu
34.702
395.874
-91,23

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm hai nước đang có cơ hội lớn trong hợp tác sản xuất đồ gỗ. Được biết, ngày 11/6 vừa qua, thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Liên đoàn Giới chủ Công nghiệp Italia (Confindustria) tổ chức Bàn tròn hợp tác kinh tế Việt Nam – Italia trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) từ ngày 11-14/6.

Hương Nguyễn

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet