Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm trước đó tương ứng tăng 17,61 tỷUSD. Chiếm tỷ trọng lớn (85,4%) trong kim ngạch xuất khẩu thuộc về 22 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷUSD.

Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện với 21,24 tỷUSD, tiếp theo là hàng dệt may với trị giá 17,95 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá10,6 tỷ USD. Nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD này chiếm 37,7% trị giá xuất khẩu của cả nước và đóng góp vào tăng xuất khẩu là 14,15 tỷUSD.

Có 5 mặt hàng đạt trị giá xuất khẩu trong năm 2013 thuộc ngưỡng từ 5 đến 10 tỷ USD, đó là: giày dép các loại đạt 8,4 tỷ USD; dầu thô đạt 7,3 tỷ USD; hàng thủy sản đạt 6,7 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 6,04 tỷ USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 5,6 tỷ USD. Trị giá xuất khẩu  của 5 mặt hàng này là gần 34 tỷUSD, chiếm 25,7%  tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Số lượng mặt hàng đạt trị giá xuất khẩu từ 1 đến 5 tỷ USD trong năm 2013 là 14 mặt hàng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm 22% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong năm. Dẫn đầu kim ngạch trong nhóm hàng này là phương tiện vận tải và phụ tùng với trị giá gần 5 tỷ USD, tiếp đến là gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD,...

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (14,6%) trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong năm 2013 là những mặt hàng có trị giá dưới 1 tỷ USD. Tổng trị giá của nhóm hàng này là gần 19,3 tỷ USD, đóng góp gần 2,1 tỷUSD vào tăng xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua.

 

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013 nhóm mặt hàng công nghiệp được ghi nhận là có đóng góp nhiều nhất vào tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao mà đặc biệt phải kể đến một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu vượt trội như điện thoại các loại và linh kiện (tăng mạnh 67,1% so với năm 2012); hàng dệt may (tăng 18,9% so với năm 2012) và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 35,3% so với 1 năm trước đó).

Kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng nông nghiệp trong năm 2013 đạt 19,8 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2013 là năm chứng kiến nhiều khó khăn trong xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam. Điển hình như đối với mặt hàng gạo, do một số thị trường truyền thống sụt giảm mạnh về trị giá nhập khẩu như Phi lip pin, In đô nê xi anên cả lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 của mặt hàng này giảm  nhiều so với năm 2012 ( giảm 17,8% về lượng và 20,4% về trị giá). Tuy vậy vẫn có những mặt hàng có mức tăng trưởng khá như hàng rau quả đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 32,4%; cà phê đạt 1,65 tỷUSD, tăng 12% so với 1 năm trước đó.

Nhóm mặt hàng khoáng sản và nhiên liệu cũng là nhóm mặt hàng có tổng kim ngạch xuất khẩu giảm gần 16% so với năm 2012. Trong đó, mức suy giảm nhiều nhất thuộc về mặt hàng xăng dầu các loại với mức giảm 32,6% xuống còn 1,2 tỷ USD về trị giá và giảm 30% xuống còn 1,3 triệu tấn về lượng. Quặng và khoáng sản khác là mặt hàng duy nhất trong nhóm hàng này có tăng trưởng so với 1 năm trước đó.

Nhập khẩu hàng hóa trong năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 16,1% so với 1 năm trước đó, tương ứng tăng18,3 tỷ USD. Trong năm 2013, cả nước có 26 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch gần 110,6 tỷ USD, chiếm 83,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 là mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng với trị giá gần 18,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012; tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với 1 năm trước đó. Tổng trị giá nhập khẩu của hai mặt hàng này chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 và đóng góp gần hơn 7,2 tỷ USD vào tăng nhập khẩu.

Ở ngưỡng từ 5-10 tỷ USD có 5 mặt hàng bao gồm: Vải các loại (đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2012); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,05 tỷ USD, tăng 59,6% so với năm 2012); xăng dầu các loại (đạt gần 7 tỷ USD, giảm mạnh 22% so với năm 2012); sắt thép các loại (đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2012) và chất dẻo nguyên liệu với kim ngạch đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9% so với 1 năm trước đó. Tỷ trọng của 5 mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 là 27%.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũngghi nhận có đến 19 mặt hàng nhập khẩu trong năm 2013 có trị giá đạt từ 1 đến 5 tỷ. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này là 38,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao  nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm 2013 với29%.

Trong khi đó, mặc dù có đến hơn 25 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu dưới 1 tỷ USD nhưng đóng góp của nhóm hàng này vào trị giá nhập khẩu của cả nước năm 2013 lại rất thấp, chỉ chiếm 16%. Đóng góp vào mức tăng trị giá nhập khẩu cả nước trong năm của nhóm mặt hàng này cũng chỉ  gần 2,2 tỷ USD.

Năm 2013 chứng kiến mức tăng đột biến trong trị giá nhập khẩu của một số mặt hàng. Trong số đó phải kể đến những mặt hàng tiêu biểu như: hạt điều với lượng nhập là 640,1 nghìn tấn tương đương trị giá 601,2 triệu USD, tăng mạnh 92,5% về lượng và 80,1% về trị giá so với 1 năm trước trước đó. Kế tiếp là mặt hàng dầu thô với lượng nhập khẩulên đến 1,3 triệu tấn (tăng 77,2% so với năm 2012) tương đương 1,1 tỷ USD về trị giá (tăng mạnh 70,4% so với năm 2012).

Tuy vậy, sự sụt giảm mạnh về lượng nhập khẩu lẫn trị giá vẫn diễn ra ở một số mặt hàng. Xe máy là ví dụ điển hình khi năm 2013, lượng nhập của mặt hàng này chỉ đạt 18,9 nghìn chiếc, giảm gần 50% so với 1 năm trước đây. Sự suy giảm về lượng dẫn đến trị giá nhập khẩu của xe máy trong năm 2013 cũng chỉ đạt gần 42,3 triệu USD, giảm 40,3% so với con số gần 70,8 triệu USD của năm 2012.

Nguồn: Hải quan

Nguồn: Hải quan Việt Nam