(VINANET) - Năm 2013, ngành bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc thu về 451,2 triệu USD, tăng 9,85% so với năm 2012.

Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc từ  27 thị trường trên thế giới, trong đó Cămpuchia là thị trường chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 17,6%. Tuy là thị trường chính, nhưng xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so với năm 2012, giảm 6,46%, tương đương với 79,6 triệu USD.

Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2013 chỉ đứng thứ hai sau Cămpuchia, đạt kim ngạch 39,4 triệu USD, tăng 25,92% so với năm trước.

So với năm 2012, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc năm 2013 có thêm thị trường Myanmar,  Arập Xêút, Lào, Indonesia, Ấn Độ, Nam Phi với kim ngạch đạt lần lượt 5,9 triệu USD; 4,4 triệu USD, 4,3 triệu USD, 2,8 triệu USD; 2,3 triệu USD và 1,9 triệu USD.

Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc sang thị trường  Ôxtrâylia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tuy kim ngạch chỉ đạt 10,4 triệu USD, nhưng tăng 56,93% so với năm 2012.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc năm 2013- ĐVT: USD

 
KNXK 12T/2013
KNXK 12T/2012
% so sánh
Tổng KN
451.271.868
410.797.836
9,85
Cămpuchia
79.645.938
85.145.776
-6,46
Trung Quốc
39.443.181
31.323.532
25,92
Nhật Bản
33.270.502
28.920.799
15,04
HoaKỳ
32.835.170
28.953.487
13,41
Hàn Quốc
26.842.865
25.633.094
4,72
Phillippin
19.706.669
13.457.348
46,44
Ba Lan
15.366.646
15.933.406
-3,56
Đài Loan
14.966.208
14.306.036
4,61
Thái Lan
14.192.925
17.163.169
-17,31
Đức
12.883.851
8.599.463
49,82
Pháp
12.864.627
12.327.235
4,36
Nga
11.110.707
10.563.771
5,18
Oxtraylia
10.415.183
6.636.791
56,93
Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất
10.120.596
13.438.825
-24,69
Malaixia
9.322.179
8.430.773
10,57
Xingapo
7.235.825
6.584.348
9,89

Canada

6.557.405
5.693.034
15,18
HàLan
6.444.107
5.288.041
21,86
Séc
5.615.949
5.366.075
4,66
hongkong
2.648.115
2.727.732
-2,92

Theo Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), năm 2013, ngành bánh kẹo của Việt Nam đạt doanh thu trên 29.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.

Kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹo Việt Nam đã đạt 10% và đứng trong mấy năm qua. Dự báo, đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành (bao gồm cả chocolate) cũng chỉ có thể đạt từ 8-10%.

Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô, từng cho rằng, ngành bánh kẹo đã... bão hòa. Từ năm 2008 đến nay, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra thì tốc độ tăng trưởng chậm lại. Trong nước, dòng vốn trên thị trường khựng lại, doanh nghiệp khó đẩy nhanh sản xuất, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và hướng đến các mặt hàng nhu yếu phẩm khiến nhà sản xuất bánh kẹo thêm khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, ngành bánh kẹo đã không tăng trưởng mạnh nhưng thị trường có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nước ngoài như Glico, Lotte... càng khiến doanh nghiệp khó khăn hơn.

Không những vậy, sắp tới, khi cộng đồng ASEAN, dỡ bỏ hàng rào thuế quan thì bánh kẹo trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Dù thị trường 90 triệu dân là điều kiện tốt cho tiêu dùng nhưng tăng trưởng không mở rộng mà cạnh tranh tăng thêm thì việc phát triển là điều không dễ dàng gì.

Hội chợ triển lãm bánh quốc tế (EUROPAIN) đã diễn ra tại Paris từ 8-12/3/2014 với sự tham gia của gần 800 doanh nghiệp đến từ 24 nước, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội mới mở ra cho ngành bánh kẹo Việt Nam tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu.

Trong khuôn khổ sự kiện, Hiệp hội nghề bánh quốc tế đã tổ chức cuộc thi Bakery Masters để lựa chọn và vinh danh những "cao thủ" của nghề làm bánh thế giới.

Tổng giám đốc ABC Bakery- cho biết, mục đích tham gia EUROPAIN của đoàn Việt Nam là vừa để thi thố tài năng vừa học hỏi kỹ thuật của các bậc thầy trong làng bánh thế giới đồng thời tiếp cận công nghệ làm bánh hiện đại, thiết lập quan hệ hợp tác, đối tác với các nhà cung cấp nguyên liệu, các công ty sản xuất thiết bị làm bánh và các nhà nhập khẩu.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp- nhận định thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt sẽ ngày càng tăng trưởng. Việc tham gia EUROPAIN và Bakery Master Paris là một quyết định đúng có thể giúp đoàn Việt Nam đạt được cả mục tiêu kỹ thuật và mục tiêu quảng bá hình ảnh trên thị trường thế giới.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Doanh nhân Sài Gòn,Báo Công Thương điện tử

Nguồn: Vinanet