(VINANET)-Với kim ngạch xuất khẩu gần 24 tỷ USD, Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam trong năm 2013, tăng 21,36% so với năm 2012.

Năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ  35 mặt hàng và phần lớn các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 78,6%. Số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 11,4% bao gồm các mặt hàng xăng dầu giảm 51,36% với kim ngạch 11,3 triệu USD – đây là mặt hàng có tốc độ giảm mạnh nhất; dây điện và dây cáp điện giảm 42,40%;  cà phê  giảm 34,29% và phương tiện vận tải phụ tùng giảm 0,56% so với năm 2012.

Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2013 là  hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính…trong đó mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất 8,6 triệu USD, chiếm 36%, tăng 15,46% so với năm 2012. Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép các loại với kim ngạch 2,6 triệu USD, tăng 17,3%....

Các mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD chiếm 17,1% đó là các mặt hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm, máy vi tính sản phẩm điện tử, hàng thủy sản, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện chỉ đạt 752,8 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 439,8% so với cùng kỳ.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2013

ĐVT: USD
 
KNXK Năm 2013
KNXK Năm 2012
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng kim ngạch
23.869.240.308
19.667.940.118
21,36
hàng dệt, may
8.611.612.086
7.458.252.022
15,46
giày dép các loại
2.630.979.041
2.243.033.529
17,30
gỗ và sản phẩm gỗ
2.004.134.827
1.785.640.214
12,24
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.474.172.723
935.417.458
57,60
Hàng thuỷ sản
1.462.985.836
1.166.915.108
25,37
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
1.010.127.311
944.311.908
6,97
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
836.254.939
623.978.862
34,02
Điện thoại các loại và linh kiện
752.846.630
139.628.798
439,18
phương tiện vận tải và phụ tùng
614.034.849
617.518.822
-0,56
hạt điều
539.049.223
406.518.039
32,60
dầu thô
506.280.104
360.128.235
40,58
sản phẩm từ sắt thép
427.838.223
424.660.662
0,75
cà phê
302.014.527
459.616.328
-34,29
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
277.866.193
106.839.109
160,08
sản phẩm từ chất dẻo
213.056.441
168.367.665
26,54
Hạt tiêu
182.839.652
120.383.716
51,88
Kim loại thường khác và sản phẩm
91.201.612
69.009.652
32,16
giấy và các sản phẩm từ giấy
90.050.047
83.596.757
7,72
cao su
63.895.107
62.720.381
1,87
sản phẩm từ cao su
54.447.003
49.082.863
10,93
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
52.252.776
41.115.377
27,09
Hàng rau quả
51.453.887
39.868.830
29,06
Nguyên phụ liệu dệt,may, da giày 
49.552.094
 
*
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
46.752.028
42.844.275
9,12
sản phẩm gốm sứ
44.233.443
38.240.188
15,67
dây điệnvà dây cáp điện
43.184.214
74.976.903
-42,40
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
35.835.170
28.953.487
23,77
hoá chất
35.211.094
12.158.152
189,61
xơ sợi các loại
32.315.320
30.418.994
6,23
Gạo
30.792.038
27.433.582
12,24
sản phẩm hoá chất
21.399.638
19.245.561
11,19
sắt thép các loại
20.604.924
20.274.683
1,63
chè
11.741.015
8.968.641
30,91
Xăng dầu các loại
11.312.747
23.258.285
-51,36

máy ảnh máy quay phim và linh kiện

2.355.982
1.610.749
46,27

Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ thì việc đẩy mạnh thông tin hai chiều giữa trong và ngoài nước là chủ đề được nêu ra nhiều nhất trong Hội nghị tham tán thương mại năm 2013.

Theo Tham tán công sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện nay thị trường Hoa Kỳ đang có 2 thông tin rất đáng chú ý với DN Việt Nam. Thứ nhất là chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ. Hiện Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đang có phiên họp chung để thống nhất việc đưa chương trình giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nếu chuyển sang Bộ Nông nghiệp quản lý, họ sẽ áp dụng điều khoản gọi là Tiêu chuẩn Tương đồng, tức các DN xuất khẩu cá tra, ba sa sang Hoa Kỳ sẽ bắt buộc từ khâu nuôi trồng, chế biến đóng gói… mặt hàng cá tra, ba sa phải có tiêu chuẩn tương đồng của Hoa Kỳ.

Như vậy, theo tính toán của chúng tôi và các luật sư, chúng ta phải mất 5-7 năm mới đạt được tiêu chuẩn tương đồng này và trong 5-7 năm ấy chúng ta không thể xuất khẩu được dù chỉ 1kg. Vì thế, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh. Thương vụ đã phối hợp với Đại sứ quán để đấu tranh trên 5 mặt trận: chính giới, giới nghị sĩ, giới học giả, giới báo chí và các bạn bè có cảm tình và có quyền lợi liên quan.

Thứ hai, hiện nay Hoa Kỳ đưa thêm 2 quy định mới vào Luật Hiện đại hóa về an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng tôi đã báo cáo về nước để chúng ta có những chuẩn bị. Ngoài ra, với nhiệm vụ của mình, chúng tôi đề nghị các địa phương, DN khi sang xúc tiến thương mại tại Hoa Kỳ hãy liên hệ với các chi nhánh thương vụ để được hỗ trợ.

Để đoàn xúc tiến của Việt Nam đạt được hiệu quả khi sang làm việc với các đối tác, nên thông báo trước cho phía Hoa Kỳ khoảng 1 tháng để họ có thời gian chuẩn bị tốt nhất. Vì một khi đã nhận lời tiếp đoàn, phía Hoa Kỳ rất nghiêm túc, sẽ có những người đúng trình độ, chuyên môn tiếp và trao đổi thông tin.

Thường các địa phương, DN hay kêu thiếu thông tin từ thương vụ, nhưng ngược lại các chi nhánh thương vụ, thương vụ tại Hoa Kỳ nói riêng và các nước nói chung lại thiếu thông tin về các DN trong nước.

Chính vì lẽ đó, khi các DN tại nước sở tại muốn tìm thông tin về các DN Việt Nam chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho họ danh sách những DN xuất khẩu uy tín của Bộ Công Thương, dẫu biết rằng tại các địa phương còn nhiều DN khác làm ăn uy tín, có nhu cầu tìm kiếm đối tác. Vì vậy, tôi đề nghị các sở công thương, các hiệp hội ngành hàng xây dựng danh sách các DN tương tự như danh sách các DN xuất khẩu uy tín của Bộ Công Thương để cung cấp cho các thương vụ.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/ Sài gòn đầu tư tài chính

Nguồn: Vinanet