(VINANET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kết thúc năm 2014, nhập khẩu sắt thép của cả nước tăng cả lượng và trị giá, tăng 25,63% về lượng và tăng 16,76% về trị giá so với năm 2013, đạt lần lượt 11,8 triệu tấn và 7,7 tỷ USD.

Dẫn nguồn tin từ Hải quan được biết, lượng thép thành phẩm NK đạt 11 triệu tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013. Thép tấm lá đen và thép hợp kim là mặt hàng dẫn đầu danh sách NK của ngành thép. Mặc dù lượng tấm thép lá đen NK đạt 4,2 triệu tấn, nhưng con số này giảm 14% so với 2013. Trong khi đó, thép hợp kim có lượng NK đạt hơn 4,7 triệu tấn, nếu đem so với con số năm 2013 là 2,3 triệu tấn thì năm 2014 thép hợp kim NK có sự tăng cao đột biến với mức tăng 105%.

Trung Quốc – tiếp tục là nguồn cung chính mặt hàng sắt thép cho Việt Nam trong năm 2014, chiếm 53,4%, tương đương với 6,3 triệu tấn, trị giá 3,8 tỷ USD, tăng 81,10% về lượng và tăng 61,06% về trị giá so với năm trước.

Tính riêng tháng cuối năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 990,5 nghìn tấn sắt thép từ thị trường Trung Quốc, chiếm 68,5% tổng lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng của cả nước. Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc các chủng loại như: thép hợp kim, thép cán phẳng…

Tham khảo giá nhập khẩu một số loại thép được nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 12/2014

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Thép hợp kim dạng que đ­ợc cán nóng, dạng cuộn không đều, có hàm l­ợng Bo từ 0.0008% trở lên, hàng chính phẩm ASTM A510M Gr SAE1008B - size 8.0 (mm)

tấn
404

Cảng Bến Nghé (HCM)               

CFR

Thép cuộn hợp kim Bo,cán phẳng, rộng >600mm, đ­ợc cán nóng, không phủ mạ hoặc tráng, SS400-B: (7.8; 9.8; 11.8)mm x 1500mm x Cuộn, hàm l­ợng Boron >=0.0008%, tiêu chuẩn JIS G3101. Hàng mới 100%.

tấn
471

Hoàng Diệu (HP)                   

CFR

Thép tấm cán phẳng hợp kim Bo (B >= 0,0008%) cán nóng dạng không cuộn ch­a tráng phủ mạ sơn (JIS G3101 SS400B) hàng mới 100%. (3,8 - 7,8)mm x 1500mm x 6000mm

tấn
483

Hoàng Diệu (HP)                   

CFR

Thép không gỉ cán nguội dạng cuộn (kt: 0.27mm x 620mm) hàng mới 100%

tấn

1.100

Cảng Cát Lái (HCM)                

CIF

Thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai sau Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm 19,1% tổng lượng sắt thép nhập khẩu, với 2,2 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tuy nhiên so với năm 2013 thì tốc độ nhập khẩu mặt hàng này từ Nhật Bản lại giảm, giảm 9,18% về lượng và giảm 10,68% về trị giá.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép từ các thị trường khác nữa như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Braxin… Nhìn chung, năm 2014, nhập khẩu sắt thép từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng âm, số thị trường này chiếm gần 70%, trong đó nhập khẩu sắt thép từ thị trường Philippin giảm mạnh nhất, giảm 99,6% về lượng và giảm 92,75% về trị giá.

Đáng chú ý, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Ucraina trong năm 2014 lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tuy chỉ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng với 48,9 nghìn tấn, trị giá 41,4 triệu USD, nhưng lại tăng 3715,05% về lượng và tăng 1735,91% về trị giá so với năm trước.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu sắt thép năm 2014 – ĐVT: %

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

NG.Hương
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet