(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tăng 84,88% so với cùng kỳ năm 2013. Tính riêng tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng này 261 triệu USD, tăng 19,7% so với tháng liền kề trước đó.

Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 24 thị trường trên thế giới, trong đó Lào, Cămpuchia, Hoa Kỳ và Trung Quốc là những thị trường cung cấp chủ yếu mặt hàng gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 4 thị trường với tổng kim ngạch 682,7 triệu USD, chiếm   66% thị phần, trong đó dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Lào, với 355,7 triệu USD, chiếm 34,4% thị phần, tăng 141,11% so với 5 tháng 2013; Đứng thứ hai là thị trường Cămpuchia  155,2 triệu USD, tăng 795,07%; Kế đến là Hoa Kỳ 87,4 triệu USD, tăng 11,54% so với cùng kỳ.

Đối với thị trường Trung Quốc, trước sự nóng lên của tình hình biển Đông, trong khi không chỉ ngành nông - thủy sản và các lĩnh vực khác đang phải định hình lại chiến lược xuất nhập khẩu để không phụ thuộc vào Trung Quốc thì ngành gỗ nội thất lại tăng thêm cơ hội trở về sân nhà sau thời gian dài để cho mặt hàng gỗ nội thất nước ngoài chiếm lĩnh. Cuộc khảo sát của một công ty độc lập nước ngoài cho thấy, với quy mô 90 triệu người, thương mại đồ gỗ Việt Nam 4 năm gần đây vào khoảng 19,8 tỷ USD/năm.

Sản phẩm nội thất nhập khẩu cung ứng cho thị trường trong nước trước đây chủ yếu từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore… Nhưng vài năm nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng gỗ nội thất sau khi chinh phục nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu để mắt đến thị trường trong nước.

Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc 84,3 triệu USD, tăng 13,93% so với cùng kỳ.

Phó Chủ tịch thường trực Hawa, cho biết các doanh nghiệp trong nước có ưu thế khi sản phẩm được chế biến bằng gỗ đặc (solid wood), chắc và bền hơn nhiều so với đồ các nước làm từ gỗ, ván nhân tạo. Điều này đáp ứng nhu cầu số đông người tiêu dùng trong nước do vẫn thích hàng “ăn chắc mặc bền”. Về giá, nếu cùng chủng loại là gỗ đặc, Việt Nam chắc chắn rẻ hơn sản phẩm gỗ nhập từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác, vì họ phải chịu thuế nhập khẩu khá cao (khoảng 27%).

Từ năm 2011 trở lại các mặt hàng gỗ chế biến sản xuất trong nước ngày càng nhiều hơn, thay thế dần mặt hàng nội thất nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc. Vấn đề hiện nay của các DN chế biến là việc phân phối. Với tình hình biển Đông hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận định, đây là cơ hội thúc đẩy tâm lý người Việt dùng hàng Việt không chỉ với mặt hàng nội thất mà nhiều mặt hàng khác.

Ngoài bốn thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường như: Malaixia tăng 15,78%; Chile tăng 95,65%; Đức tăng 98,29%....

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 20,8% thị phần. Trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng dương, thì xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu 5 tháng 2014 –ĐVT: USD

Thị trường
KNNK 5T/2014
KNNK 5T/2013
% so sánh
Tổng KN
1.033.528.594
559.023.235
84,88
Lào
355.797.347
147.567.606
141,11
Cămpuchia
155.215.257
17.341.222
795,07
Hoa Kỳ
87.438.438
78.388.718
11,54
Trung Quốc
84.335.209
74.022.067
13,93
Malaixia
40.492.292
34.974.223
15,78
Thái Lan
24.655.569
27.432.160
-10,12
Niuzilan
21.906.942
20.154.166
8,70
Chile
19.683.747
10.060.553
95,65
Đức
14.277.341
7.200.069
98,29
Pháp
10.408.629
3.112.073
234,46
Braxin
8.978.983
5.941.609
51,12

Indonesia

6.409.584
6.825.564
-6,09
Italia
6.209.590
1.968.043
215,52
Hàn Quốc
5.680.148
4.473.558
26,97
Oxtraylia
4.700.461
1.321.148
255,79
Thụy Điển
4.107.460
2.679.896
53,27
Đài Loan
3.102.882
4.586.158
-32,34
Achentina
3.007.848
1.017.015
195,75
Nga
2.919.666
1.886.175
54,79
Nhật Bản
2.385.461
2.663.024
-10,42

Nam Phi

40.938
829.008
-95,06

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/SGGP

Nguồn: Vinanet