Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2013, cả nước đã nhập khẩu 1,5 tỷ USD mặt hàng dược phẩm, tăng nhẹ 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 28 nước trên thế giới, trong đó Pháp là thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam, chiếm 13,5% thị phần, tuy nhiên, 10 tháng đầu năm nay nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 0,94% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ, đạt 208 triệu USD, tăng 7,68%.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường như: Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Thái Lan….trong số những thị trường này có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 69% và Thụy Sỹ là thị trường có độ tăng mạnh nhất, tăng 63,59%, tuy kim ngạch chỉ đạt 81,4 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm 10 tháng 2013

ĐVT: USD
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ Việt Nam)
 
KNNK 10T/2013
KNNK 10T/2012
Tốc độ +/- (%)
Tổng KNNK
1.567.371.178
1.470.289.403
6,60
Pháp
212.426.472
214.443.487
-0,94
An Độ
208.008.379
193.172.833
7,68
Hàn Quốc
135.839.466
147.091.176
-7,65
Đức
125.354.753
120.994.004
3,60
Thuỵ Sỹ
81.462.013
49.797.922
63,59
Italia
79.437.884
77.096.287
3,04
Anh
66.254.007
64.063.156
3,42
Bỉ
60.101.287
51.385.732
16,96
Hoa Kỳ
58.553.110
57.988.107
0,97
Thái Lan
50.132.084
33.989.949
47,49
Oxtrâylia
37.156.890
32.422.200
14,60
Trung Quốc
36.234.912
35.607.029
1,76
Tây Ban Nha
31.467.631
23.913.179
31,59
Thuỵ Điển
28.029.102
28.642.959
-2,14
Áo
27.881.488
23.434.335
18,98
Achentina
19.963.318
19.283.064
3,53
Hà Lan
18.665.586
25.899.101
-27,93

Indonesia

18.204.293
18.976.449
-4,07
Pakistan
16.741.964
16.206.059
3,31
Đan Mạch
16.273.132
14.037.750
15,92
Nhật Bản
14.301.245
16.479.002
-13,22
Đài Loan
13.959.148
16.234.841
-14,02
Ba Lan
13.492.263
12.849.804
5,00
Xingapo
10.922.173
10.195.938
7,12
Malaixia
9.468.391
6.132.091
54,41
Philippin
7.537.047
20.390.048
-63,04
Canada
7.530.636
7.641.907
-1,46
Nga
3.031.612
3.879.558
-21,86
Về giá nhập khẩu (giá CIF):

Nhìn chung giá thuốc nhập khẩu ổn định ngoại trừ một số thuốc nhập từ Hungary, Ấn Độ, Pháp. Trong đó, thuốc nhập khẩu từ Pháp và Hungary có biến động theo xu hướng tăng, thuốc thuốc nhập khẩu từ Ấn Dộ có biến động theo xu hướng giảm so với thời điểm nhập trước. Giá nhập khẩu một số thuốc: Kaldyum 600Mg hộp/50viên (Hungary) có giá 2,87USD/hộp, tăng 14,8%; Seduxen Tbl 5MG hộp/100 viên (Hungary) có giá 1,26USD/hộp, tăng 4,04%, Sagapanto 40Mg hộp/30 viên (Ấn Độ) có giá 0,42USD/hộp, giảm 2,3%...

Theo thông tin từ trang điện tử của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, tính đến  giữa tháng 10/2013, có 40 mặt hàng thuốc nhập khẩu kê khai giá, chiếm 1,16% trong tổng số thuốc lưu hành trên thị trường, không có mặt hàng nào kê khai lại giá.

Về nguyên liệu sản xuất thuốc: Bên cạnh khá nhiều mặt hàng có giá ổn định thì một số nguyên phụ liệu nhập khẩu có biến động tăng/giảm khá mạnh, tập trung ở các thị trường Trung Quốc, Singapore, Italia. Giá một số mặt hàng: Tetracycline Hydrochloride Bp2011 nhập từ Trung Quốc có giá 19,8 USD/kg, tăng 65%; Amoxy-50 nhập từ Singapore có giá 21,7 USD/kg, giảm 32,1%; Alpha-Chymotrypsin Usp29 nhập từ Trung Quốc có giá 2.900 USD/kg, giá ổn định; Vitamin B6 Hcl nhập từ Trung Quốc có giá 21 USD/kg, giá ổn định... Nguyên nhân do thời tiết chuyển mùa ở các tỉnh miền Bắc và dịch bệnh đau mắt đỏ. Giá thuốc cơ bản ổn định do tiếp tục tăng cường rà soát tính hợp lý của giá thuốc kê khai/kê khai lại của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc (Bộ Y tế, Sở Y tế); Việc mua thuốc sử dụng tại các cơ sở y tế công lập theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC và Thông tư 11/2012/TT-BYT.

(Nguồn: Vinanet; Thời báo tài chính.online)