(VINANET) - Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tháng 4/2013 Nhập khẩu khí hóa lỏng tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt 86,7% và 59,7%, tương đương 44,3 nghìn tấn, trị giá 47,1 triệu USD, nâng lượng khí hóa lỏng 4 tháng đầu năm 2013 nhập khẩu lên 183,4 nghìn tấn, trị giá 197,5 triệu USD, nhưng giảm 34,3% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Bốn tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu khí hóa lỏng từ các thị trường Trung Quốc, A rập Xê út, Hàn quốc trong đó Trung Quốc là thị trường chính với 100,6 nghìn tấn, chiếm 37,3% tỷ trọng, trị giá 97,2 triệu USD tăng 13,50% vè lượng và tăng 1,04% về trị giá so với cùng kỳ.

Thị trường có lượng nhập nhiều đứng thứ hai sau Trung Quốc là Arập Xêút với 44,3 nghìn tấn, trị giá 35,7 triệu USD, giảm 0,75% về lượng và giảm 18,64% về trị giá so với cùng kỳ. Đứng cuối cùng là thị trường Hàn Quốc với 2,4 nghìn tấn, trị giá 2,3 triệu USD, tăng 95,47% về lượng và tăng 47,17% về trị giá so với 4 tháng năm 2012.

Thị trường nhập khẩu khí hóa lỏng 4 tháng 2013

ĐVT: Lượng (Tấn); Trị giá (USD)

  Thị trường

NK 4T/2013 
NK 4T/2012 
% so sánh  
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng KN
168.045
154.722.272
183.497
197.541.238
-8,42
-21,68
Trung quốc
100.670
97.220.987
88.697
96.223.896
13,50
1,04
A rập xê út
44.377
35.732.034
44.713
43.915.884
-0,75
-18,64
Hàn Quốc
2.414
2.331.994
1.235
1.584.585
95,47
47,17
Thị trường – sản xuất kinh doanh

Kể từ ngày 1/4/2013, giá gas giảm 24.000 đ/bình 12 kg. Với mức giảm này, giá gas của Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp HCM (Saigon Petro) tới tay người tiêu dùng khu vực Tp HCM là 381.000 đồng/bình 12kg, từ mức 405.000 đồng/bình 12kg trước đó.

Việc giảm giá bán lần này được Saigon Petro lý giải là do giá gas bình quân thế giới trong tháng đã giảm 82,5 USD/tấn xuống còn 812,5 USD/tấn. Giống như Saigon Petro, giá gas của nhiều doanh nghiệp khác cũng có mức giảm tương tự.

Như vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, giá gas liên tục giảm với tổng mức giảm trong 4 lần là 35.000 đồng/bình/12kg.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tháng 4 đạt 94,6%, giảm 5,4% so với tháng 3/2013 nhưng tăng 2,3% so với tháng 4/2012 đạt 102,3%. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên đạt 103,9%, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 4/2013, cả nước đã sản xuất khoảng 860 triệu m3  khí đốt thiên nhiên dạng khí, tăng 3,4% so với tháng 4/2012.Tính chung 4 tháng là 3462,9 triệu m3, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Đối với khí hóa lỏng (LPG) thì tháng 4 đạt khoảng 58,6 nghìn tấn, giảm 3,9% so với tháng 4/2012, tính 4 tháng 2013, đạt 234,3 nghìn tấn khí hóa lỏng, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Khoa học Công nghệ vừa sửa đổi điều 3 của Thông tư số 10/2012/TT-BKHCN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí dầu mỏ hoá lỏng” và sửa đổi điều 3 Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện tử đổi với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự”.

Theo đó, kể từ ngày 1/9/2013 khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chỉ được phép lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy công bố hợp quy theo QCVN 8: 2012/BKHCN.

Cùng với đó, kể từ ngày 1/6/2015 các thiết bị điện và điện tử từ số 1 đến số 2 của Phụ lục QCVN 9: 2012/BKHCN phải áp dụng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Cũng từ ngày 01/6/2016, các thiết bị điện và điện tử từ số 3 đến số 7 của Phụ lục QCVN 9: 2012/BKHCN phải áp dụng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Nguồn: Vinanet