(VINANET) - Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm đạt 28,1 triệu USD, tăng 21,89% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng so với tháng 12/2013 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại giảm 16,83%.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp chủ yếu nguồn nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam từ năm 2013 cho đến nay, với kim ngạch 17,1 triệu USD, chiếm 61,% thị phần, 38,01% so với tháng 1/2013, nhưng giảm 2,67% so với tháng 12/2013.

Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc với kim ngạch 13,3 triệu USD, nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường này trong tháng đầu năm 2014 lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 5126,15% và tăng 3349,31% so với tháng 12/2013.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường như: Ấn Độ, Áo, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Pháp, Italia, Đức…. với kim ngạch đạt lần lượt 4,8 triệu USD; 1,1 triệu USD; 563 nghìn USD; 548,1 nghìn USD….

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 1/2014 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK T1/2014
KNNK T1/2013
% so sánh với cùng kỳ
Tổng KN
28.101.563
23.055.441
21,89
Trung Quốc
17.190.504
12.455.632
38,01
Hàn Quốc
13.341.465
255.283
5.126,15
Ấn Độ
4.871.441
3.862.262
26,13
Áo
1.166.000
1.332.181
-12,47
Tây Ban Nha
563.082
878.300
-35,89
Thụy Sỹ
548.155
486.480
12,68
Pháp
509.514
537.988
-5,29
Italia
379.608
313.419
21,12
Đức
374.866
1.072.237
-65,04
Anh
361.759
215.552
67,83
Nhật Bản
64.617
78.885
-18,09

Thuốc đông y vốn không còn quá xa lạ với người dân Việt, đặc biệt là khi các bài thuốc đông y được cho là ít gây tác dụng phụ hơn tây y, nhu cầu sử dụng những loại thuốc này càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, nếu như trước đây việc sử dụng thuốc đông y được cho là an toàn thì hiện nay chất lượng của nó là vấn đề đáng báo động, không ít trường hợp người dân sử dụng thuốc đông y và bị ngộ độc gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tại TP HCM, địa phương đứng đầu trong cả nước về buôn bán, sản xuất thuốc đông y, mối lo ngại về chất lượng của các sản phẩm này càng nghiêm trọng hơn.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM: Tình trạng sản xuất thuốc đông y tràn lan, không được kiểm soát chặt chẽ chính là nguyên nhân khiến chất lượng thuốc đông y bị bôi nhọ. Hiện nay TP HCM có khoảng 100 cơ sở sản xuất thuốc đông y, ngoài những cơ sở sản xuất có uy tín và tuân thủ quy trình nghiêm ngặt thì đa phần là không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ở những cơ sở này không gian sản xuất chật hẹp, dây chuyền công nghệ lạc hậu. Gần như 100% hàng hóa của các cơ sở này khi xuất xưởng không hề được kiểm tra chất lượng. Đặc biệt, với các “nhà sản xuất” cao đơn hoàn tán thì rất khó xác định chất lượng vì chưa có cơ quan nào kiểm định, cấp số đăng ký.

Có thể thấy, việc thuốc đông y không đảm bảo chất lượng như hiện nay ngoài lý do đến từ khâu sản xuất còn có lý do lớn hơn đó là bởi nguồn nguyên liệu không an toàn. Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám-chữa bệnh của Nhà nước đã cho thấy, gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% số mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% số thuốc còn bị trộn rác như cát, ximăng, lẫn tạp chất, giả mạo, tẩm ướp hóa chất độc hại…

Hiện nhu cầu sử dụng thuốc đông y là rất lớn, chỉ riêng bệnh viện Y học cổ truyền ở TP HCM mỗi năm đã sử dụng 100 tấn dược liệu. Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng cao trong khi nguồn cung trong nước không đảm bảo nên hơn 80% số lượng dược liệu bệnh viện này sử dụng phải nhập từ Trung Quốc.

Nếu tính thêm 20 bệnh viện y học cổ truyền thuộc Sở Y tế TP hơn 1.000 phòng chẩn trị y học cổ truyền cho bệnh nhân thì TP HCM có đến gần 100 cơ sở sản xuất đông dược. Như vậy, có thể thấy là nhu cầu về dược liệu trong đông y là rất lớn. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ nguồn dược liệu này thì việc đảm bảo về chất lượng nguồn dược là không nói trước được.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng: “Ở nước ta, đông y không chỉ điều trị bệnh, mà còn là một nét văn hóa cần được bảo tồn. Nếu không kiểm soát nổi nguồn nguyên liệu nhập lậu thì chắc chắn, người bệnh sẽ quay lưng với các loại thuốc đông y. Vì vậy vấn đề cốt lõi hiện nay là ngoài việc kiểm soát khâu sản xuất thuốc chúng ta cần phải đảm bảo nguồn dược liệu sạch nhằm đảm bảo chất lượng cho thuốc đông y”.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/petrotimes.vn

Nguồn: Vinanet