(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 25,39% về lượng và tăng 11,19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

SA là chủng loại phân bón được nhập khẩu về nhiều nhất, chiếm 25,7% tổng lượng phân bón nhập khẩu, với kim ngạch 140,6 triệu USD.

Theo số liệu từ TCHQ, trong tháng 8/2013, phân SA được nhập khẩu nhiều từ hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Giá phân SA nhập khẩu trung bình từ thị trường Nhật Bản là 147 USD/tấn, CFR và thị trường Trung Quốc là 128,5 USD/tấn, CFR.

Tham khảo phân SA nhập khẩu trong tháng 8/2013

Chủng loại
Đơn giá (USD/tấn)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Phân bón SA ( ammonium sulphate), N=21% min, đăng ký kiểm tra chất l­ợng nhà nư­ớc số 13G03KN01683 ngày 29/08/2013. Hàng rời nhập về cảng đóng gói bao 50kg/bao. Phí I đã phân bổ

149
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón S.A (Ammonium Sulphate), (50kg/bao)

124
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón S.A (Ammonium Sulphate), Hàng xá.

145
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân S.A (Ammonium Sulphate steel grade) đóng bao 50kg/bao

133
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Chủng loại được nhập về nhiều thứ hai là Kali với 647,1 nghìn tấn, trị giá 290,8 triệu USD. Kế đến là phân urê, với lượng nhập là 411,6 triệu tấn, trị giá 141,6 triệu USD; phân NPK 362,8 nghìn tấn, trị giá 175 triệu USD. Phân DAP được nhập về ít nhất, chỉ với 350 nghìn tấn, trị giá 283 triệu USD.

Chủng loại phân bón nhập khẩu 8 tháng 2013
Chủng loại
lượng (Tấn)
trị giá (USD)
Tổng
2.916.128
1.122.618.757
SA
751.576
140.651.959
Kali
641.737
290.831.188
Ure
411.674
141.699.152
NPK
362.824
175.084.233
DAP
350.015
283.062.040
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Theo nguồn SGTT, tại Hội nghị “Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón thời gian tới” được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ ngày 10/9 vừa qua do Bộ Công Thương tổ chức thì Việt Nam có thể chuyển từ nhập khẩu sang xuất khẩu phân bón.

Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng trên 80% nhu cầu phân vô cơ, với việc chủ động hoàn toàn nguồn cung mặt hàng urê. Cục diện thị trường phân bón trong nước cho thấy nguồn cung sẽ có dư để xuất khẩu.

Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 8 tháng đầu năm cả nước đã xuất khẩu 782,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 305,7 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 23% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2013, xuất khẩu phân bón cũng giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 13,7% và giảm 27,3% tương ứng với 82,2 nghìn tấn, 28,9 triệu USD.

Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng nhu cầu phân bón năm 2013 hơn 10,2 triệu tấn, nguồn cung sản xuất trong nước là hơn 8 triệu tấn. Như vậy sẽ phải nhập thêm khoảng 2,2 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu phân bón chủ yếu tập trung vào 3 loại phân bón SA, kali và DAP.

Việc đưa vào sử dụng nhà máy DAP số 2 (công suất 330.000 tấn/năm) tại Lào Cai vào năm 2014, cộng với nhà máy DAP số 1 đang hoạt động tại Hải P hòng (công suất 330.000 tấn/năm), ngành phân bón Viejt Nam sẽ dần chủ động được nguồn cung đối với mặt hàng phân bón.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hồ Thị Kim Thoa nhận định, việc chủ động được nguồn cung phân bón có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn giá thị trường trong nước cũng như tránh được những rủi ro từ chính sách xuất khẩu ở các nước. Đặc biệt là Trung Quốc, cung ứng khoảng 80% lượng phân nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Nguồn: Vinanet