(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 7,9 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 5,6 triệu USD, tăng 26,26% về lượng và tăng 12,19% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 917,5 nghìn tấn, trị giá 622,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 17,6% về trị gia so với tháng liền kề trước đó.
Trung Quốc – vẫn là thị trường chính cung cấp sắt thép cho Việt Nam, chiếm gần 40% thị phần, tương đương với trên 3 nghìn tấn, trị giá 2 tỷ USD, tăng 58,53% về lượng và tăng 42,08% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Nhật Bản, với 2,1 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 25,82% về lượng và tăng 11,40% về trị giá.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép từ các thị trường khá nữa như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Braxin… với lượng nhập lần lượt là 1,1 triệu tấn; 796,9 nghìn tấn, 337 nghìn tấn và 142 nghìn tấn…
Đáng chú ý, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Ucraina tuy chỉ là 934 tấn, trị giá 829,5 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước, thì nhập khẩu sắt thép từ thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 2492,823% về lượng và tăng 25.994,49% về trị giá.
Thị trường nhập khẩu sắt thép các loại 10 tháng 2013
ĐVT: USD
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
Thị trường
|
KNNK 10T/2013
|
KNNK 10T/2012
|
Tốc độ tăng trưởng +/- (%)
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
Lương
|
trị giá
|
Tổng KN
|
7.980.313
|
5.640.197.752
|
6.320.785
|
5.027.223.568
|
26,26
|
12,19
|
Trung Quốc
|
3.020.350
|
2.065.895.862
|
1.905.271
|
1.454.062.548
|
58,53
|
42,08
|
Nhật Bản
|
2.162.187
|
1.417.547.260
|
1.718.527
|
1.272.463.443
|
25,82
|
11,40
|
Hàn Quốc
|
1.155.628
|
943.562.688
|
1.255.043
|
1.117.382.496
|
-7,92
|
-15,56
|
Đài Loan
|
796.946
|
566.844.094
|
642.545
|
527.931.230
|
24,03
|
7,37
|
Ấn Độ
|
337.093
|
224.679.918
|
73.369
|
68.033.590
|
359,45
|
230,25
|
Braxin
|
142.014
|
77.076.262
|
42.983
|
26.843.719
|
230,40
|
187,13
|
Nga
|
110.992
|
71.862.183
|
322.136
|
209.563.052
|
-65,54
|
-65,71
|
Malaixia
|
33.235
|
46.202.845
|
98.339
|
86.634.253
|
-66,20
|
-46,67
|
Thái lan
|
31.117
|
41.781.889
|
31.057
|
43.491.040
|
0,19
|
-3,93
|
Oxtraylia
|
27.781
|
14.515.057
|
40.745
|
25.134.109
|
-31,82
|
-42,25
|
Hoa Kỳ
|
22.192
|
15.108.544
|
8.407
|
8.913.662
|
163,97
|
69,50
|
Canada
|
18.838
|
12.196.828
|
12.929
|
7.677.525
|
45,70
|
58,86
|
Đức
|
9.798
|
22.978.722
|
10.887
|
21.539.198
|
-10,00
|
6,68
|
Bỉ
|
9.079
|
7.926.602
|
9.157
|
6.465.019
|
-0,85
|
22,61
|
Niuzilan
|
8.553
|
4.407.954
|
6.158
|
3.093.464
|
38,89
|
42,49
|
Indoneisa
|
7.398
|
10.995.798
|
34.879
|
35.977.877
|
-78,79
|
-69,44
|
Hà Lan
|
6.313
|
5.022.147
|
14.477
|
9.949.447
|
-56,39
|
-49,52
|
Singapore
|
5.767
|
9.429.167
|
5.383
|
10.215.103
|
7,13
|
-7,69
|
Tây Ban Nha
|
3.139
|
2.137.940
|
6.290
|
6.761.984
|
-50,10
|
-68,38
|
Pháp
|
2.190
|
12.363.186
|
18.167
|
17.723.856
|
-87,95
|
-30,25
|
Thụy Điển
|
1.924
|
7.128.017
|
3.488
|
4.670.569
|
-44,84
|
52,62
|
Phần Lan
|
1.702
|
5.379.323
|
2.473
|
7.733.089
|
-31,18
|
-30,44
|
Hongkong
|
1.617
|
2.158.231
|
1.327
|
2.234.126
|
21,85
|
-3,40
|
Nam Phi
|
1.460
|
2.075.420
|
4.888
|
4.233.626
|
-70,13
|
-50,98
|
Ucraina
|
934
|
829.558
|
3.005
|
3.179
|
2.492,823
|
25.994,94
|
Anh
|
894
|
1.299.007
|
904
|
1.595.343
|
-1,11
|
-18,58
|
Áo
|
887
|
8.793.978
|
1.104
|
8.127.313
|
-19,66
|
8,20
|
Italia
|
787
|
1.404.353
|
1.035
|
1.284.746
|
-23,96
|
9,31
|
Philippin
|
750
|
447.900
|
1.628
|
1.258.981
|
-53,93
|
-64,42
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
361
|
369.751
|
18.080
|
12.098.058
|
-98,00
|
-96,94
|
Đan Mạch
|
56
|
193.537
|
254
|
410.757
|
-77,95
|
-52,88
|
Ba Lan
|
42
|
145.914
|
389
|
801.968
|
-89,20
|
-81,81
|
Dẫn nguồn tin từ HQ Online, thị trường thép hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt do tồn kho cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh cùng với đó là sức ép cạnh tranh về giá bán và hàng ngoại nhập khẩu về lấn át cũng như một số chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường chưa phát huy tác dụng khiến các doanh nghiệp ngành thép trong nước khó càng thêm khó.
Theo Hiệp hội Thép (VSA), nguyên nhân khiến thị trường thép vẫn trì trệ là do thị trường bất động sản vẫn đóng băng, trong khi lượng cung vượt cầu quá xa, cùng với sức ép của thị trường do thép Trung Quốc giá rẻ vẫn nhập vào Việt Nam quá nhiều khiến cho thép nội phải cạnh tranh gay gắt, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước.
Theo thống kê của VSA cho thấy, hiện nay cả nước có hơn 460 DN sản xuất thép, tăng gần 6 lần so với năm 2000, công suất thép xây dựng cả nước đã lên đến 9 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của cả nước trong những năm gần đây chỉ đạt chừng trên dưới 6 triệu tấn/năm tùy thời điểm.
Trong khi đó, khó khăn và yếu kém nhất của ngành thép hiện nay là do nguồn vốn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu đi vay, nguồn nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu phôi, cộng với công nghệ lạc hậu... dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tạo nên sức cạnh tranh yếu. Theo số liệu thống kê, hiện có gần 30% doanh nghiệp ngành thép sử dụng công nghệ lạc hậu, hơn 40% sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Chỉ khoảng 30% sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, để tồn tại, các doanh nghiệp cần có phương án loại dần những công nghệ lạc hậu bởi giá năng lượng ngày càng tăng cao, từng bước nâng cao công nghệ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, các DN cũng cần chú trọng đầu tư phát triển sản xuất theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung - cầu của thị trường và tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường.