(VINANET) - Pháp là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bất chấp những khó khăn của các nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiên chung châu Âu (Eurozone).
Theo số liệu thống kê của Hải quan Pháp, năm 2013, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này 704 triệu euro, tăng 14,7%.
Sang năm 2014, cụ thể là tháng đầu năm, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy tốc độ nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 58,43%, tương đương với 67,1 triệu USD.
Dược phẩm vẫn là mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Pháp, tuy nhiên tháng 1/2014, tốc độ nhập khẩu mặt hàng này lại giảm so với tháng 1/2013, giảm 9,15%, với kim ngạch 15,6 triệu USD; mặt hàng được nhập nhiều thứ hai sau dược phẩm là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với 13,3 triệu USD, giảm 47,52% so với cùng kỳ năm trước.
Với tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Pháp, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp trong tháng đầu năm nay.
Bên cạnh những mặt hàng có tốc độ nhập khẩu giảm, thì có những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp lại có kim ngạch tăng trưởng, đó là sản phẩm từ sắt thép với tốc độ tăng 170,5% và kim loại thường khác tăng 198,18% - đây cũng là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh so với tháng 1/2013 với kim ngạch đạt lần lượt 3,4 triệu USD và 802,6 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Pháp trong tháng 1/2014 – ĐVT: USD
|
KNNK T1/2014
|
KNNK T1/2013
|
So sánh
|
Tổng KN
|
67.120.798
|
161.473.574
|
-58,43
|
dược phẩm
|
15.618.636
|
17.192.064
|
-9,15
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
13.302.958
|
25.348.999
|
-47,52
|
sản phẩm từ sắt thép
|
3.484.207
|
1.288.082
|
170,50
|
sản phẩm hóa chất
|
2.711.704
|
3.112.072
|
-12,86
|
sữa và sản phẩm
|
2.477.303
|
6.564.266
|
-62,26
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
1.828.766
|
883.108
|
107,08
|
sắt thép các loại
|
1.570.590
|
1.681.612
|
-6,60
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
1.524.245
|
1.435.689
|
6,17
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
1.389.621
|
2.979.606
|
-53,36
|
hóa chất
|
1.335.419
|
2.185.745
|
-38,90
|
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
|
1.259.155
|
76.701.851
|
-98,36
|
sản phẩm từ hóa chất
|
952.000
|
480.486
|
98,13
|
cao su
|
836.490
|
1.385.274
|
-39,62
|
kim loại thường khác
|
802.623
|
269.175
|
198,18
|
chất dẻo nguyên liệu
|
742.466
|
640.993
|
15,83
|
đá quý kim loại quý và sản phẩm
|
620.464
|
965.083
|
-35,71
|
quặng và khoáng sản khác
|
528.456
|
|
*
|
nguyên phụ liệu dược phẩm
|
509.514
|
537.988
|
-5,29
|
dây điện và dây cáp điện
|
487.755
|
939.591
|
-48,09
|
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
327.981
|
646.548
|
-49,27
|
sản phẩm từ cao su
|
322.117
|
274.873
|
17,19
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
263.448
|
896.141
|
-70,60
|
vải các loại
|
262.278
|
281.537
|
-6,84
|
nguyên phụ liệu thuốc lá
|
69.251
|
380.914
|
-81,82
|
giấy các loại
|
28.939
|
67.480
|
-57,11
|
Đối với ngành đồ uống, cụ thể là rượu, bia, nước giải khát – Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường rượu vang năng động nhất châu Á với tỷ lệ tăng trưởng trung bình dự báo hàng năm là 10% đến năm 2016. Trong khi đó, nhờ vào uy tín về chất lượng từ lâu đời, đến nay, Pháp vẫn là nước dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu rượu vang tại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu rượu mạnh của Pháp vào Việt Nam năm 2013 là 7,2 triệu Euros với các sản phẩm chính là rượu cognac, armagnac, eaux-de-vie và rượu mạnh khác.
Vừa qua, tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình Thử Rượu Pháp lần 5 năm 2014, có 17 công ty rượu Pháp giới thiệu sản phẩm rượu chất lượng cao của mình.
Chương trình Thử Rượu Pháp 2014 - được thực hiện bởi Thương vụ Pháp (UBIFRANCE Vietnam) - sẽ là cơ hội để hơn 200 chuyên gia trong lĩnh vực rượu tại Việt Nam nếm thử các loại rượu hảo hạng đến từ những vùng sản xuất rượu nổi tiếng nhất của Pháp như Bordeux, Burgundy, Cognac, Champagne, Languedoc Roussillon… qua đó thiết lập các mối quan hệ hợp tác và thương mại giữa hai bên.
Nguồn: Vinanet/Tài chính điện tử