Hiện nay Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, hàng hóa của Trung Quốc cũng đã thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam dẫn đến thâm hụt thương mại của nước ta ngày càng lớn.

Nếu như năm 2009, nước ta nhập siêu từ Trung Quốc 11,54 tỷ USD, thì năm 2011 tăng lên 13,467 tỷ USD, năm 2012 là 16,397 tỷ USD và trong 10 tháng đầu năm 2013 đã lên đến 19,675 tỷ USD.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bởi cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta vào Trung Quốc chưa đa dạng, luôn thua thiệt về trị giá, chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị kinh tế, sức cạnh tranh không cao, trong khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là sản phẩm đã được hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng như: máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, chiếm 17,4% tỷ trọng, tương đương với trên 5,2 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ; điện thoại và linh kiện, với 4,8 tỷ USD, tăng 80,39% và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 39,03%, với kim ngạch 3,7 tỷ USD; vải tăng 28,06%, đạt kim ngạch 3,1 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 42,08%, đạt trên 2 tỷ USD….

Đồng thời, một số nhóm hàng có giá trị cao là nguyên, nhiên liệu như: dầu thô, than đá có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong những năm gần đây do chủ trương hạn chế xuất khẩu càng làm mất cân đối cán cân thương mại theo chiều hướng gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tốc độ  xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam cho dù vẫn tăng nhưng đồng thời lại phải nhập khẩu một lượng hàng lớn nguyên phụ liệu, thiết bị từ Trung Quốc vì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn chưa phát triển.

Cụ thể như: ngành da giày, theo Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, cho đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giầy mới chỉ khoảng 40-45%, tập trung chủ yếu vào đế giày và chỉ khâu giày, trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp da giày trong nước thường mua nguyên phụ liệu của Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm tới 50%, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Không chỉ hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ Trung Quốc thì cả ngành điện cũng không thoát khỏi tình trạng này.

Nhiều dự án nhà máy điện hiện nay vay vốn tín dụng xuất khẩu từ Trung Quốc. Từ đó, nhà đầu tư Trung Quốc đã trở thành tổng thầu EPC, tức là nhà thầu sẽ tự bỏ vốn để thi công và sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao toàn bộ dự án cho nhà đầu tư.

Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 10 tháng 2013

ĐVT: USD

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
 
KNNK 10T/2013
KNNK 10T/2012
Tốc độ +/- (%)
Tổng kim ngạch
30.374.590.921
23.452.819.641
29,51
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
5.286.320.785
4.281.698.039
23,46
điện thoại các loại và linh kiện
4.869.802.540
2.699.599.428.00
80,39
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
3.716.944.167
2.673.429.751
39,03
vải các loại
3.157.469.666
2.465.533.426
28,06
sắt thép các loại
2.065.895.862
1.454.062.548
42,08
Xăng dầu các loại
1.008.463.133
1.091.556.823
-7,61
nguyên phụ liệu dệt, may,da giày
993.640.338
773.776.795
28,41
phân bón các loại
703.420.654
691.424.542
1,73
sản phẩm từ sắt thép
680.634.632
671.081.152
1,42
hóa chất
673.356.750
630.859.773
6,74
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
614.245.436
 
 
sản phẩm từ chất dẻo
559.723.106
398.983.612
40,29
kim loại thường khác
447.861.912
271.952.904
64,68
sản phẩm hóa chất
440.706.026
373.134.484
18,11
xơ sợi dệt các loại
375.004.948
305.162.143
22,89
chất dẻo nguyên liệu
352.697.592
275.468.582
28,04
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
313.090.893
254.787.124
22,88
dây điện và dây cáp điện
298.889.892
238.662.693
25,24
khí đốt hóa lỏng
257.695.400
272.546.594
-5,45
linh kiện, phụ tùng ô tô
172.430.175
132.100.170
30,53
hàng điện gia dụng và linh kiện
161.015.842
142.807.242
12,75
gỗ và sản phẩm gỗ
159.235.541
165.236.737
-3,63
sản phẩm từ giấy
130.623.007
115.428.960
13,16
hàng rau quả
126.691.767
131.281.839
-3,50
nguyên phụ liệu dược phẩm
125.000.740
121.313.402
3,04
ô tô nguyên chiếc các loại
119.712.818
123.349.690
-2,95
giấy các loại
118.568.851
83.887.881
41,34
sản phẩm từ kim loại thường khác
114.957.445
88.499.055
29,90
thức ăn gia súc và nguyên liệu
113.779.102
202.721.121
-43,87
sản phẩm từ cao su
113.249.901
107.987.139
4,87
sản phẩm khác từ dầu mỏ
97.119.419
101.267.508
-4,10
quặng và khoáng sản khác
84.594.194
 
 
linh kiện, phụ tùng xe máy
70.015.887
76.597.675
-8,59
nguyên phụ liệu thuốc lá
42.773.021
47.831.203
-10,58
dược phẩm
36.234.912
35.607.029
1,76
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
31.127.639
6.204.240
401,72
cao su
27.010.854
31.725.878
-14,86
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
23.416.986
33.050.778
-29,15
Hàng thuỷ sản
18.908.347
14.331.733
31,93
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
8.072.434
8.192.241
-1,46
bông các loại
7.551.057
2.303.480
227,81
dầu mỡ động thực vật
2.907.469
5.049.413
-42,42
xe máy nguyên chiếc
1.764.798
2.375.986
-25,72
sữa và sản phẩm
86.925
27.744
213,31

Nhằm giảm nhập siêu, đặc biệt từ Trung Quốc, hàng loạt các biện pháp được đưa ra như xây dựng hàng rào thuế quan và phi thuế quan, ban hành danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu với những sản phẩm đã xuất khẩu được trong nước, nhờ ngân hàng can thiệp để hạn chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu điện thoại và các mặt hàng tiêu dùng khác….Tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu vẫn cao cho thấy, hiệu quả của những biện pháp này còn hạn chế.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc đưa kim ngạch xuất – nhập khẩu giữa hai bên về trạng thái cân bằng là vô cùng khó khăn và cần phải có những biện pháp đồng bộ, lâu dài. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ.

Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng bởi, hiện nay, Việt Nam đang trong những vòng cuối cùng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Để được hưởng những lợi thế khi tham gia tổ chức này, thì các sản phẩm xuất khẩu phải có nguồn gốc từ trong nước hoặc các quốc gia trong khối. Trong khi đó, Trung Quốc lại chưa nằm trong nhóm này, vì thế nếu các ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, thì lợi thế của Việt Nam trong khối này dường như bằng không.

Việt Nam và Trung Quốc đang đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015. Với đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu này sẽ hoàn toàn đạt được. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không nhanh chóng có sự chuyển hướng tích cực trong thực hiện hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc thì kim ngạch 60 tỷ USD này vẫn tiếp tục nghiêng về Trung Quốc.

(Nguồn: Vinanet; Thời báo tài chính online)

Nguồn: Vinanet