(VINANET) -Theo nguồn Thống kê Hải quan, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2013 từ hầu hết các châu lục đều tăng (chỉ trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất là châu Phi (tăng 34,5%). Chiếm hơn 82% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là từ các quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á, với kim ngạch đạt 89,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong các thị trường thuộc châu Á, các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 30,38 tỷ USD, tăng 29,5%; tiếp theo, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 17,26 tỷ USD tăng 36,2%; nhập khẩu từ ASEAN đạt 15,85 tỷ USD, tăng 2,6%. Nhập khẩu từ Nhật Bản đứng thứ 3 về kim ngạch trong 10 tháng đầu năm nay, sau trung Quốc và Hàn Quốc, đạt 9,5 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng: Kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam các thị trường thuộc châu Á 10 tháng năm 2013

(Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam)
Chỉ tiêu
10 tháng/2013 (Triệu USD)
So với cùng kỳ năm trước (%)
Tỷ trọng (%)
Châu Á
89.316
18,0
82,0
- ASEAN
15.849
2,6
14,6
- Trung Quốc
30.378
29,5
27,9
- Nhật Bản
9.523
-1,4
8,7
- Hàn Quốc
17.259
36,2
15,9

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong thời gian này là máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, sắt thép, sản phẩm từ chất dẻo, vải…. trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng chiếm thị phần lớn, chiếm 25,2%,đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD giảm 16,85% so với cùng kỳ năm 2012 – đây cũng là một trong những yếu tố làm giảm kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản.

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với kim ngạch 1,4 tỷ Usd, tăng 4,65% so với 10 tháng năm 2012.

Đối với mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá, tuy kim ngạch chỉ đạt 2,9 triệu USD trong 10 tháng đầu năm nay nhập khẩu mặt hàng này lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 1120,06% so với cùng kỳ.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 10 tháng 2013 – ĐVT: USD

 
KNNK 10T/2013
KNNK 10T/2012
Tốc độ +/- (%)
Tổng KN
9.521.867.731
9.607.923.589
-0,90

máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác

2.402.344.553
2.889.215.115
-16,85
máy vi tính, sản phẩm điện tử và lnh kiện
1.448.753.727
1.384.352.466
4,65
sắt thép các loại
1.417.547.260
1.272.463.443
11,40
sản phẩm từ chất dẻo
509.815.241
529.244.828
-3,67
vải các loại
451.569.879
459.691.454
-1,77
sản phẩm từ sắt thép
414.206.840
392.234.538
5,60
linh kiện, phụ tùng ô tô
282.798.334
242.329.597
16,70
chất dẻo nguyên liệu
258.194.710
242.467.361
6,49
kim loại thường khác
223.171.855
177.044.047
26,05
sản phẩm hóa chất
216.930.076
229.637.583
-5,53
hóa chất
182.728.182
143.440.386
27,39
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
170.772.434
175.593.854
-2,75
phế liệu sắt thép
148.076.596
77.523.252
91,01
dây điện và dây cáp điện
106.748.041
127.084.019
-16,00
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
102.546.181
68.817.678
49,01
cao su
82.536.137
71.221.046
15,89
sản phẩm từ cao su
81.373.789
90.079.114
-9,66
giấy các loại
75.758.675
61.911.237
22,37
sản phẩm từ kim loại thường khác
68.749.740
84.214.805
-18,36
ô tô nguyên chiếc các loại
50.154.761
42.883.297
16,96
phân bón các loại
46.764.472
58.293.432
-19,78
hàng thủy sản
45.479.485
40.354.987
12,70
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
44.316.001
 
 
xơ, sợi dệt các loại
38.055.769
30.358.691
25,35
xăng dầu các loại
33.505.329
13.728.644
144,05
sản phẩm từ giấy
33.451.428
37.124.140
-9,89
đá quý, k im loại quý và sản phẩm
32.230.966
24.840.489
29,75
sản phẩm khác từ dầu mỏ
29.310.287
30.402.243
-3,59
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
26.395.719
23.502.309
12,31
linh kiện, phụ tùng xe máy
22.947.573
31.731.232
-27,68
dược phẩm
14.301.245
16.479.002
-13,22
hàng điện gia dụng và linh kiện
9.212.759
8.193.490
12,44
quặng và khoáng sản khác
8.333.158
 
 
điện thoại các loại và linh kiện
6.300.201
31.686.183
-80,12
gỗ và sản phẩm gỗ
4.497.072
4.923.602
-8,66
xe máy nguyên chiếc
4.408.686
1.822.860
141,86
nguyên phụ liệu thuốc lá
2.920.079
239.339
1.120,06
thức ăn gia súc và nguyên liệu
1.491.113
2.146.122
-30,52
sữa và sản phẩm sữa
1.441.389
1.739.534
-17,14
nguyên phụ liệu dược phẩm
753.098
586.294
28,45

Theo nguồn tin Kyodo, Nhật Bản thành lập nhóm đặc nhiệm để đẩy mạnh xuất khẩu y tế sang 5 nước nằm dọc sông Mekong, trong đó có Việt Nam.

Trong khuôn khổ chiến lược phát triển kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, cả khu vực công lẫn tư nhân đều được giao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu các thiết bị y tế tiên tiến và hệ thống y tế của Nhật Bản sang Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Lào.

Tokyo nhắm ký một biên bản ghi nhớ về việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế với năm nước nằm dọc sông Mekong khi Nhật tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Nhật Bản với 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Tokyo vào ngày 13-15 tháng 12, đánh dấu năm thứ 40 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản với ASEAN.     

Nhóm đặc nhiệm sẽ bao gồm viên chức thuộc các Bộ Ngoại giao, Kinh tế, công nghiệp cũng như các giám đốc bệnh viện và đại diện các công ty bảo hiểm và nhà sản xuất thiết bị y tế. 

Tiêu chuẩn y tế tại một số trong năm nước nằm dọc sông Mekong không cao và như một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, các công ty Nhật Bản có nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng tăng cao ở 5 nước này. 

Chính sách mở rộng xuất khẩu các dịch vụ y tế sang những nước Đông Nam Á cũng nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia vừa nêu.

 Một phụ tá của ông Abe cho biết viện trợ y tế của Trung Quốc cho các quốc gia nằm dọc sông Mekong tập trung vào việc tài trợ và xây dựng cơ sở và không bao gồm các dịch vụ như bảo hiểm.

Theo chiến lược phát triển, Nhật Bản đặt mục tiêu mở rộng dịch vụ xuất khẩu y tế và thiết lập 10 cơ sở y tế Nhật Bản chủ yếu trong các quốc gia đang nổi lên vào năm 2020.

Nguồn: Vinanet