Động thái của chính phủ Pakistan dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu động vật sống sẽ tàn phá ngành công nghiệp da và thiệt hại đáng kể đối với tổng ngoại hối của nước này.
Mặc dù phản đối mạnh mẽ từ ngành công nghiệp cũng như công chúng nói chung, chính phủ đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu “dư thừa” vật nuôi từ nước này, nguồn tin chính thức cho biết.
Nếu quyết định cuối cùng của chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu động vật sống, lợi nhuận của xuất khẩu động vật sống sẽ giảm bởi tổn thất lớn từ thu nhập ngoại tệ, ông Sheikh Saqib Saeed Masood, chủ tịch Hiệp hội các nhà thuộc da Pakistan (PTA) cho biết.
Có một mối quan hệ hữu hình giữa thiếu hụt gia súc và giá thịt tăng gấp đôi trong 5 năm qua và thêm vào đó là hầu hết các động vật được nhập khẩu vào Afghanistan và Iran với vỏ bọc là doanh nghiệp xuất khẩu hợp pháp.
Chủ tịch PTA cho biết, quần áo da và găng tay da đã giảm mạnh trong những năm qua do thiếu hụt nguyên liệu trong nước. Ông tin tưởng, ngành công nghiệp hiện đang nhập khoảng 20% nguyên liệu từ các nước khu vực, làm tăng tổng chi phí sản xuất của Pakistan.
Gía thịt bò và thịt ở Pakistan tăng cao hơn nhiều so với Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Sri Lanka, ông cho biết, và thêm rằng, chúng tôi là quốc gia thiếu protein và giá thịt và thịt bò ngoài tầm với của con người bình thường.
Sheikh Saqib cho rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ có hai loại hình tiêu cực chính. Thứ nhất, nó sẽ tăng sự thiếu hụt thịt và protein trong nhân dân, và thứ hai, sự khan hiếm da sống và da để sản xuất da thuộc và sản phẩm da, mà thực sự là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước và mang ngoại tệ khổng lồ sau lĩnh vực dệt may.
Saqib cho biết, thật đáng ngạc nhiên, trong khi chính phủ, các nhà quản lý kinh tế và các chuyên gia đã luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải thông qua giá trị gia tăng để thu ngoại tệ nhiều hơn, chính phủ đề xuất quyết định có thể gây tổn hại nghiêm trọng đối với xuất khẩu da và sản phẩm da của Pakistan.
Lãnh đạo của ngành công nghiệp da cho biết, giá động vật giết mổ cao chưa từng thấy và ngoài tầm với của người bình thường và nếu dỡ bỏ lệnh cấm sẽ làm tăng thêm khó khăn đối với người thông thường, bên cạnh việc tạo ra các vấn đề đối với da, giày dép, may mặc, găng tay, gelatine và ngành công nghiệp vỏ bọc, thu hơn 1,25 tỉ USD ngoại tệ mỗi năm. Ông kêu gọi chính phủ triệu tập một cuộc họp tất cả các bên liên quan trước khi đưa ra bất cứ quyết định như vậy.
Sheikh Saqib cho biết rằng, ngành công nghiệp da, bị ảnh hưởng bởi tác động nghiêm trọng của nạn buôn lậu động vật sống, là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu sau lĩnh vực dệt may.
Lefaso