(VINANET) – Philippine đã trở lại thị trường gạo với vai trò nước xuất khẩu sau nhiều thập kỷ, xuất khẩu khoảng 35 tấn gạo (trong đó có 15 tấn gạo đen hữu cơ và 20 tấn gạo thơm hạt dài) sang Dubai vào ngày 6/5/2013, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Gạo Philippine (PhilRice).
Philioppine đã có một số sáng kiến trong việc nghiên cứu về lúa gạo, nhưng vẫn là nước nhập ròng gạo hầu như trong suốt nhiều thập kỷ qua, và chỉ đạt tự cung lúa gạo vào một số thời điểm như giữa thập niên 70, năm 1991, 1992 và 1994.
Dân số tăng, diện tích trồng lúa giảm, tiêu thụ trung bình người cao và chi phí sản xuất cao là những nguyên nhân chính khiến Philippine phải phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.
Tuy nhiên, những nỗ lực của chính phủ, bao gồm khuyến khích sử dụng hạt giống lúa lai, và sử dụng phân bón, cải thiện hệ thống tưới tiêu, và đào tạo nông dân, đã làm tăng sản lượng lúa gạo của nước này trong mấy năm qua.
Kết quả là Philippine đã giảm nhập khẩu gạo từ mức khoảng 2,4 triệu tấn năm 2010 xuống khoảng 187.000 tấn (chủ yếu để dự trữ đệm) năm 2013.
Nước này đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 100 tấn gạo chất lượng cao trong năm nay.
Trong khi khối lượng gạo còn nhỏ, Bộ nông nghiệp cho biết việc khôi phục xuất khẩu sẽ khích lệ người nông dân tăng cường trồng lúa và cũng giúp sản xuất gạo bền vững trong tương lai lâu dài.
Lễ kỷ niệm sự kiện lịch sử này đã được diễn ra ở Cảng Trung tâm Manila hôm 6/5. Philippine sẽ sớm xuất khẩu gạo đen hữu cơ sang hầ Lan và một số gạo heirloom sang Mỹ vào tháng 10.
Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận định nước này sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 100 tấn gạo vào tháng 7/2013.
PhilRice cho biết lần gần đây nhất Philippine xuất khẩu gạo là vào năm 1973. Tuy nhiên, số liệu của USDA cho thấy nước này đã xuất khẩu khoảng 110.000 tấn gạo vào cuối thập niên 1980.
(T.H – Oryza)