Cũng giống như Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc của Thái Lan không nhiều thuận lợi. Trong đó, cơ cấu thị trường XK có sự chuyển dịch đáng kể, nhất là sang 2 thị trường lớn nhất là Châu Á và Châu Âu chiếm đến 81,5% lại giảm sút mạnh từ 5,4 - 32% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), 10 tháng đầu năm 2013, XK mực, bạch tuộc của nước này giảm 19%, trong đó, 8 thị trường XK lớn nhất cũng giảm đến 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây. Trước đó, năm 2009, XK nhuyễn thể chân đầu Thái Lan cũng đã từng sụt giảm  trên 10% tổng giá trị XK trong năm 2009. 3 năm kế tiếp sau đó, XK tăng ổn định nhờ xu hướng đẩy mạnh NK nguyên liệu, nhất là trong năm 2012.

Trong 3 năm trở lại đây, giao dịch thương mại mực, bạch tuộc giữa Việt Nam và Thái Lan diễn ra khá sôi động. Cả 2 nước vừa là nguồn cung và khách hàng của nhau và liên tục đẩy mạnh XNK mặt hàng mực khô, muối hoặc ngâm nước muối từ đối tác làm nguyên liệu chế biến, XK.

Liên tục trong 4 năm trước, Nhật Bản và Italia là hai thị trường “nổi” nhất trong cơ cấu XK mực, bạch tuộc Thái Lan khi chiếm đến 60-70% tổng giá trị XK của Thái Lan. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm nay, Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của Thái Lan tại Châu Á nhưng tỷ lệ này XK cũng chia cho các thị trường khác trong khu vực như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.

10 tháng đầu năm 2013, Thái Lan XK chủ yếu mực nang sống và ướp lạnh sang Đài Loan với giá trung bình từ 0,6 – 4,6 USD/kg. XK mặt hàng giá trị cao là mực nang nguyên con đông lạnh, đầu mực đông lạnh với giá XK trung bình từ 4,6 - 6,1 USD/kg, mực khô, muối hoặc ngâm nước muối với giá XK trung bình từ 24 - 25,6 USD/kg sang thị trường Nhật Bản.

Còn theo thống kê của Hải quan Thái Lan, 10 tháng đầu năm 2013, Nhật Bản, Italia và Việt Nam là 3 điểm đến hấp dẫn nhất của mực ống Thái Lan.

Cũng trong thời gian này, Thái Lan đẩy mạnh XK bạch tuộc tươi sang Nhật Bản, bạch tuộc đông lạnh, ướp lạnh sang Hàn Quốc và bạch tuộc khô, muối hoặc ngâm nước muối sang Hồng Kong.

 Nhờ chính sách khuyến khích NK nguyên liệu hải sản vừa đảm bảo cho hoạt động XK, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước mà các DN mực, bạch tuộc Thái Lan chủ động về nguyên liệu hơn các DN XK Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của Thái Lan tăng trung bình từ 200 – 700 triệu bath/năm. Tuy vậy, nhưng 3 năm trở lại đây, các DN XK mực, bạch tuộc Thái Lan cũng gặp không ít khó khăn và sự cạnh tranh quyết liệu từ các nguồn cung khác về giá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Morocco.

Khó khăn hơn so với các DN XK Thái Lan và còn vất vả hơn trong nhiều năm tới, các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam sẽ phải có chiến lược dài hạn và bền vững hơn cho tương lai khi chính sách của Nhà nước cũng đang bị thắt chặt và không hoàn toàn ủng hộ cho hoạt động NK nguyên liệu.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Thái Lan 10 tháng đầu năm 2013

STT
Thị trường
Giá trị (Triệu bath)
↑↓%
Tỷ lệ
2012
2013
1
Châu Á
6.115,14
4.146,87
-32,19
45,67
2
EU (27 quốc gia)
3.442,27
3.253,94
-5,47
35,83
3
Mỹ
835,49
725,4
-13,18
7,99
4
Canada
338,57
449,01
32,62
4,94
5
Australia
276,38
289,12
4,99
3,18
6
Liên bang Nga
95,19
81,38
-14,5
0,9
7
New Zealand
16,13
23,56
46,06
0,26
8
Thụy Sỹ
2,94
2,53
-13,95
0,03
Tổng 8 thị trường
11.121,11
8.971,81
-19,33
98,8
Các nước khác
85,15
109,17
28,21
1,2
Tổng
11.206,26
9.080,98
-18,97
100
 
(Theo Vasep)

Nguồn: Vasep