Kim ngạch xuất khẩu túi xách, vali sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 6 giảm 9,34%, tháng 7 giảm tiếp 0,2%), đạt mức 169,37 triệu USD; nhưng tính chung cả 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng này vẫn đạt mưc tăng trưởng dương 23,38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 1,08 tỷ USD.

Thị trường tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm này của Việt Nam là Hoa Kỳ, kim ngạch giảm liên tiếp 2 tháng gần đây (tháng 6 giảm 13,88%, sang tháng 7 tiếp tục giảm 2,35%, đạt 73,02 triệu USD). Nhìn chung trong tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng này sang đa số các thị trường sụt giảm so với tháng 6; trong đó, các thị trường chủ đạo như Đức, Bỉ cũng giảm sút với mức giảm tương ứng 9,6% và 7,89% về kim ngạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn duy trì được tiến độ tăng trưởng tốt (tháng 6 tăng 14,91%, tháng 7 tăng tiếp 17,13%, đạt 21,67 triệu USD – đứng thứ 2 về kim ngạch trong tháng). Bên cạnh đó, tháng 7 có sự tăng trưởng đột biến ở thị trường Singapore và Malaysia, mặc dù kim ngạch không cao, nhưng so với tháng trước thì đạt mức tăng rất mạnh (xuất sang Singapore tăng 222,63%, đạt 0,91triệu USD; xuất sang Malaysia tăng 98,43%, đạt 0,93triệu USD).

Xét tổng thể trong cả 7 tháng đầu năm 2013, trong tổng số 27 thị trường chủ yếu tiêu thụ túi xách, vi li, mũ, ô dù của Việt Nam, chỉ có 3 thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ là Pháp (-18,56%), Braxin (-54,57%) và Mexico (-4,94%); còn lại tất cả các thị trường khác đều đạt được mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm ngoái; trong đó một số thị trường tăng trưởng mạnh trên 50% kim ngạch như: Malaysia (tăng 70,95%, đạt 3,2triệu USD); Trung Quốc (tăng 53,52%, đạt 29,25 triệu USD); Italia (tăng 51,25%, đạt 17,55triệu USD); Thái Lan (tăng 52,03%, đạt 3,54triệu USD); Séc (tăng 53,03%, đạt 2,91triệu USD).                

 

Dưới đây là các số liệu về xuất khẩu túi xách, va li của Việt Nam sang các thị trường trong 7 tháng đầu năm 2013, ĐVT: USD

 
 
 
Thị trường
 
 
T7/2013

Chênh lệch so với T6/2013

(%)

Chênh lệch so với T7/2012

(%)
 
 
7T/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ(%) 

Tổng cộng
169.366.857
-0,20
+32,80
1.081.117.601
+23,38
Hoa Kỳ
73.018.708
-2,35
+37,21
464.654.721
+30,87
Nhật Bản
21.668.944
+17,13
+41,43
133.238.550
+31,91
Đức
10.585.244
-9,60
+16,63
76.928.180
+25,87
Bỉ
8.417.148
-7,89
+23,88
58.487.149
+10,73
Hàn Quốc
5.955.015
+36,34
+29,83
37.899.598
+23,65
Pháp
6.780.499
+31,68
+15,73
35.317.243
-18,56
Hà Lan
4.454.741
-37,25
+3,58
33.569.763
+15,17
Trung Quốc
6.057.075
+35,44
+97,92
29.253.068
+53,52
Anh
3.752.206
-20,67
+1,79
25.695.461
+6,54
Canada
3.910.955
+7,76
+32,98
21.324.656
+9,01
Tây Ban Nha
2.379.050
-24,65
+37,17
17.554.525
+21,31
Italia
2.915.041
-18,62
+74,02
17.548.645
+51,25
Hồng Kông
2.398.709
-1,47
+34,01
14.514.426
+43,46
Australia
1.987.033
+22,25
+45,18
10.742.977
+2,41
Thụy Điển
844.118
-46,68
+29,09
9.781.557
+47,67
Nga
1.272.589
+5,69
+12,32
9.292.928
+38,14
Braxin
870.369
+40,33
-48,33
6.137.532
-54,57
Mexico
677.015
-12,68
+6,84
5.315.643
-4,94
Đài Loan
985.215
+23,24
+52,34
5.226.903
+6,16

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

409.419
-24,24
+109,86
4.730.336
+21,98
Thụy Sĩ
764.565
+23,54
+73,69
4.640.163
+29,89
Singapore
914.278
+222,63
+63,36
4.015.943
+11,37
Thái Lan
575.261
+36,93
+59,44
3.539.682
+52,03
Malaysia
929.673
+98,43
+196,53
3.202.271
+70,95
Séc
236.311
-64,88
+11,34
2.905.306
+53,03
Ba Lan
349.271
+15,72
+20,17
2.036.154
+24,99
Đan Mạch
304.208
-1,81
-12,56
1.955.628
+4,03

Hiện nay ngành túi xách Việt Nam đang có cơ hội phát triển rất tốt. Có đến 8 trong số 10 hãng túi xách hàng đầu thế giới đang sản xuất tại Trung Quốc đang đặt vấn đề chuyển sang sản xuất tại Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu túi xách của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 40-50% nhờ lượng đơn hàng gia công chuyển từ Trung Quốc sang. Đặc biệt, thị trường Mỹ dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là sau khi TPP được thực hiện. Lúc đó, thuế suất của túi xách nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ thấp hơn sản phẩm nhập từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển mô hình sản xuất để đáp ứng yêu cầu đơn hàng của đối tác hay không. Các DN FDI, chủ yếu là các DN Hàn Quốc đã chiếm trên 70% xuất khẩu túi xách.

Trong khi đó, điểm yếu cố hữu của DN trong ngành là không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu khi chỉ tự đáp ứng được 20% nhu cầu da thuộc, các nguồn phụ liệu sản xuất về cơ bản chưa thể tự đáp ứng được nhu cầu.

(Lefaso)

Nguồn: Tin tham khảo