(Vinanet) Quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hồng Kông đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 17/30 về quan hệ kinh tế thương mại lớn nhất với Hồng Kông, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4,7 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang Hồng Kông 3,7 tỷ USD, tăng 12% và nhập khẩu 1 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm trước.
11 tháng đầu năm 2013 hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông tiếp tục tăng trưởng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 3,66 tỷ USD. Riêng tháng 11/2013, kim ngạch đạt 503,90 triệu USD, tăng 8,7% so với tháng 10/2013.
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông trong 11 tháng đầu năm 2013 gồm: điện thoại các loại và linh kiện, hàng thủy sản, giày dép các loại, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, thủy sản, gạo… Trong đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tiếp tục là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với trên 1,22 tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch, giảm 11,35% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên riêng tháng 11/2013 tăng 40% so với tháng 10/2013, đạt 246,91 triệu USD. Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ hai về kim ngạch, với 832,23 triệu USD, tăng 80,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong 11 tháng đầu năm 2013. Đứng thứ ba về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 364,02 triệu USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung trong 11 tháng đầu năm nay, hàng hóa xuất khẩu sang Hồng Kông đa số bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, một số nhóm hàng sụt giảm mạnh gồm có: Chất dẻo nguyên liệu (-57,98%); cao su (-38,82%); xăng dầu (-34,83%). Ngược lại, vẫn có một số nhóm hàng tăng trưởng cao về kim ngạch như: Điện thoại các loại và linh kiện (+80,74%); sắt thép (+77,47%); gỗ và sản phẩm gỗ tăng 77,3%; giấy và các sản phẩm từ giấy (+63,07%).
Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Hồng Kông 11 tháng năm 2013. ĐVT:USD
Mặt hàng
|
T11/2013
|
11T/2013
|
T11/2013 so với T10/2013(%)
|
11T/2013 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
503.908.183
|
3.660.602.287
|
+8,70
|
+10,75
|
Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện
|
246.916.071
|
1.223.480.072
|
+39,96
|
-11,35
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
81.960.508
|
832.238.100
|
-30,75
|
+80,74
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
37.746.791
|
364.024.906
|
+11,99
|
*
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
34.496.197
|
335.790.822
|
-11,43
|
+17,49
|
Hàng dệt may
|
12.884.028
|
122.149.166
|
+1,25
|
+30,81
|
Hàng thuỷ sản
|
11.324.441
|
112.185.449
|
-2,79
|
-6,82
|
Gạo
|
10.647.150
|
98.662.135
|
+23,16
|
-8,83
|
Giày dép các loại
|
13.166.848
|
96.332.983
|
+61,91
|
+21,86
|
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
7.605.217
|
82.681.063
|
-19,21
|
*
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
10.484.341
|
71.332.253
|
+64,38
|
+77,31
|
Dây điện và dây cáp điện
|
5.028.343
|
39.772.681
|
-8,58
|
-1,96
|
Xơ sợi dệt các loại
|
4.696.841
|
32.806.546
|
+9,49
|
+1,33
|
Túi xách, va li, mũ, ô dù
|
1.691.854
|
23.203.069
|
-38,83
|
+30,05
|
Hạt điều
|
1.593.462
|
12.251.298
|
-7,50
|
+30,36
|
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm
|
1.105.362
|
11.782.774
|
-14,63
|
-15,20
|
Sản phẩm từ cao su
|
1.181.674
|
10.867.840
|
-16,69
|
-12,03
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
903.631
|
10.701.848
|
-19,58
|
-3,98
|
Sản phẩm hoá chất
|
996.990
|
7.635.567
|
-10,89
|
+6,16
|
Cao su
|
647.067
|
6.422.536
|
+72,37
|
-38,82
|
Hàng rau qủa
|
728.502
|
5.421.143
|
+26,20
|
-23,99
|
Giấy và các sản phẩm từ giấy
|
257.650
|
2.979.896
|
-15,46
|
+63,07
|
Xăng dầu các loại
|
201.742
|
2.941.694
|
-79,01
|
-34,83
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
226.818
|
2.477.073
|
-10,74
|
*
|
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
|
328.360
|
2.410.369
|
+57,14
|
-8,98
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
303.388
|
2.141.051
|
+2,84
|
-18,00
|
Sắt thép các loại
|
237.616
|
2.001.502
|
+52,74
|
+77,47
|
Sản phẩm gốm, sứ
|
261.062
|
1.675.650
|
-2,78
|
*
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
131.122
|
1.177.480
|
+6,80
|
-57,98
|
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh
|
127.208
|
593.141
|
+352,05
|
+35,76
|
Các chuyên gia khẳng định, Hồng Kông là một thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Do thiếu đất trồng trọt nên Hồng Kông nhập nhiều lương thực, thực phẩm từ nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để những mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông.
Đặc biệt, Hồng Kông là một thị trường tự do, thể hiện ở mức thuế rất thấp, Chính phủ ít can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp. Hồng Kông cũng có cơ sở hạ tầng giao thông và xã hội phát triển. Khu đặc trị kinh tế này còn là nơi có sân bay tấp nập nhất thế giới về vận chuyển hàng hóa quốc tế và cảng container tấp nập thứ 3 thế giới.
Ngoài ra, hệ thống dịch vụ thương mại, bán buôn, bán lẻ của Hồng Kông cũng rất phát triển. Đây được xem là trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của Châu Á và thế giới, đồng thời tập trung nhiều trụ sở các công ty lớn của Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, Hồng Kông còn được xem là cửa ngõ thương mại – đầu tư của Trung Quốc với nước ngoài,... Do vậy, thông qua thị trường Hồng Kông, hàng Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng như những nước khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hồng Kông, đồng thời cần tận dụng nơi này làm cửa ngõ để đưa hàng hóa sang các nước khác.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông gặp thuận lợi do hai nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (có hiệu lực từ ngày 1/1/2010).
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan