(VINANET) - Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập khẩu 1,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, tăng 5,42%.

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 21 thị trường trên thế giới, trong đó Pháp là thị trường chủ yếu, chiếm 13,4% thị phần. Tuy nhiên, nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ thị trường này trong 11 tháng đầu năm nay lại giảm so với cùng kỳ, giảm 3,13% với kim ngạch 229,1 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm nhiều thứ hai sau Pháp là Ấn Độ với 226,3 triệu USD, tăng 6, 15% so với 11 tháng năm 2012.

Ngoài hai thị trường chính kể trên Việt Nam còn nhập khẩu dược phẩm từ nhiều thị trường khác như: Hàn Quốc, Đức, Italia, Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan….Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Malaixia tuy kim ngạch chỉ là 11,4 triệu USD, nhưng đây lại là thị trường có tốc độ tăng về kim ngạch cao nhất, tăng 73,04% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về thị trường nhập khẩu dược phẩm 11 tháng 2013 – ĐVT: USD

 
KNNK 11T/2013
KNNK 11T/2012
Tốc độ tăng trưởng KN (%)
Tổng KNNK
1.707.362.791
1.619.522.419
5,42
Pháp
229.125.537
236.538.551
-3,13
An Độ
226.363.030
213.246.158
6,15
Hàn Quốc
148.195.739
161.253.925
-8,10
Đức
136.484.447
132.363.132
3,11
Italia
88.722.591
85.011.741
4,37
Anh
72.268.778
70.593.940
2,37
Hoa Kỳ
64.735.949
61.235.985
5,72
Bỉ
63.872.667
58.169.011
9,81
Oxtrâylia
39.892.025
36.102.692
10,50
Áo
29.672.860
25.215.259
17,68
Hà Lan
20.962.301
26.796.207
-21,77
Achentina
20.662.542
22.082.209
-6,43

Indonesia

19.805.267
21.207.315
-6,61
Pakistan
18.035.060
17.699.163
1,90
Đan Mạch
17.737.362
14.859.922
19,36
Nhật Bản
15.327.505
17.983.397
-14,77
Đài Loan
14.781.314
17.608.364
-16,06
Ba Lan
14.579.996
14.735.809
-1,06
Malaixia
11.401.076
6.588.826
73,04
Canada
8.120.534
8.251.808
-1,59
Nga
3.311.952
4.391.864
-24,59

Dẫn nguồn tin từ VnExpress, sau khi áp dụng thông tư đấu thầu mới thì giá thuốc dã trong xu hướng giảm. Theo Bộ Y tế, việc áp dụng thông tư liên tịch mới về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế đã tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất).

Giá của các loại thuốc trúng thầu thay đổi sau khi áp dụng thông tư mới về đấu thầu thuốc. Cụ thể, so sánh giá của các mặt hàng thuốc cùng nhà sản xuất, cùng tên thương mại trúng thầu năm 2012 (theo quy định cũ) và năm 2013 (theo quy định mới) tại các bệnh viện, hầu hết các mặt hàng năm 2013 đều có giá giảm so với năm 2012, nhiều mặt hàng có giá giảm mạnh như: Fascort (Methyl prednisolon 4mg) giảm 42,86%; Quincef (Cefuroxim 125mg) giảm 34,64%; Teonam (Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg) giảm 10,6%; Getzlox (Levofloxacin 750mg) giảm 6,88%...

Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc như sau:

Tên thuốc
Đơn vị tính

Xuất xứ/Nhà SX

Giá bán lẻ (đ/đvt)

Tăng/giảm (%)

 
 
 
Kỳ trước
Kỳ này
Amoxilin nhộng/500mg
vỉ 10 viên

Cty CP Hoá-Dược phẩm Mekophar

6.000
6.000
Hoạt huyết dưỡng não
vỉ 10 viên
Cty CP Traphaco
11.000
11.000
Cảm xuyên khương
vỉ 10 viên
Cty CP DP Yên Bái
6.000
6.000
Kim tiền thảo
vỉ 10 viên
Cty CP DP OPC
11.000
11.000
Berberin
lọ 100 viên

Cty CP Dược trang thiết bị y tế Bình Định (Bidipharm)

3.000-4.000
3.000-4.000
Vitamin B1
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
3.000
3.000
VitaminC
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
6.000
6.000
Cefuroxim 125mg
viên
Cty CP DP Tipharco
4.000
4.000
Ziniat 125
gói

Cty CP DP Trung ương (Vidipha)

15.000
15.000
Zinnat 250mg
viên

Glaxo Operation UK Ltd.

13.000
13.000
Cravit Tab 500
viên

Daichi Pharmaceutical Co.,Ltd

6.000
6.000
Losec 20mg
viên

AstraZeneca Singpore Pte.,Ltd

26.000
26.000

Theo nguồn tin từ Chinhphu.vn, một nguyên nhân quan trọng khiến thuốc nội vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, trong đó có việc thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa được các bác sĩ kê đơn thuốc ưa dùng. Điều này xuất phát từ lo ngại về chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Y Tế cho biết, sau một năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, hiện nay, tỷ trọng dùng thuốc nội trong bệnh viện ở các tuyến khác nhau.

Theo đó, tỷ trọng dùng thuốc nội cao nhất là ở tuyến xã, tuyến huyện. Các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương sử dụng thuốc nội ít hơn. Về vấn đề này, Bộ đã có giải pháp can thiệp, nhưng cho đến nay có những loại thuốc mà chúng ta chưa thể sản xuất được nên phải dùng các thuốc biệt dược của nước ngoài.

Tuy nhiên, trên thực tế, cũng đã có địa phương sử dụng tới 70% thuốc do Việt Nam sản xuất, bởi có những loại thuốc Việt có tác dụng không kém gì thuốc nhập khẩu, giá lại rẻ hơn rất nhiều.

Với tỷ trọng dùng thuốc nội tại các tuyến bệnh viện như trên, Bộ Y tế đã có giải pháp để naagn cao hiệu quả cuộc vận đồng này:

Thứ nhất, phải ưu tiên đưa danh mục các loại thuốc nội vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế và nguồn do ngân sách Nhà nước chi trả.

Thứ hai, Bộ sẽ điều chỉnh một số thông tư về quy chế kê đơn thuốc của bác sĩ theo hướng khuyến khích sử dụng thuốc nội (nếu có chất lượng tương đương thuốc ngoại). Các đơn thuốc đó cũng sẽ được dùng trong hệ thống đơn thuốc điện tử để có sự kiểm soát, tránh dùng các thuốc biệt dược đắt tiền mà ưu tiên dùng thuốc nội, kể cả tuyến Trung ương.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cần phải đầu tư hơn nữa trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Thuốc nội bị hạn chế là do bao bì chưa hấp dẫn bằng thuốc ngoại, phần chi phí cho khâu tiếp thị lại bị khống chế.

Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý sẽ nâng 15% chi cho tiếp thị, quảng bá cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. Đó sẽ là cách để thuốc Việt Nam được tiếp thị nhiều hơn. Vì thực tế hiện nay, doanh nghiệp dược nước ngoài được phép chi cho quảng bá, hoa hồng tới 30% chi phí, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở mức từ 5-10% nên không thể cạnh tranh.

Nếu các doanh nghiệp trong nước sản xuất được những loại thuốc có chất lượng tương đương với nước ngoài và đã được người dân sử dụng, theo Bộ trưởng, Bộ Y tế đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Trên thực tế, Bộ cũng đã tạo điều kiện như cấp phép đăng ký cho những thuốc sản xuất trong nước có tác dụng tương đương với thuốc ngoại nhập, đồng thời, Bộ cũng đang xem xét để hạn chế một số đơn thuốc ngoại nhập.

Một trong những nguyên nhân chính khiến người dân cũng như các bác sĩ kê đơn chưa tin tưởng vào thuốc nội là do những lo ngại về chất lượng, về vấn đề này Bộ trưởng cho biết, vấn đề đầu tiên là ngành Dược phải chứng minh thuốc sản xuất trong nước vừa có chất lượng cao, vừa có hình thức không thua kém thuốc ngoại nhưng giá cả phù hợp với phần lớn người dân, nhất là cộng đồng dân cư nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng phải tự tìm hiểu thị trường cũng như đánh giá đúng năng lực của mình, trong đó cần chú ý các nguồn dược liệu, nguyên liệu trong nước để từ đó sản xuất những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu lớn để chiếm lĩnh thị trường.

 

Nguồn: Vinanet