(VINANET) - Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng đầu năm 2014, nhập khẩu ngô, lúa mì và đậu tương đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Dưới đây là chi tiết từng chủng loại như sau:

Lúa mì

Lượng lúa mì được nhập về trong tháng là 159,9 nghìn tấn, trị giá 51,4 triệu USD, tăng 28,61% về lượng và tăng 9,91% về trị giá so với tháng 1/2013. Các thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong thời gian này là Oxtraylia, Hoa Kỳ trong đó Ôxtrâylia là thị trường chính, chiếm 93,3% thị phần, với 149,2 nghìn tấn, trị giá 48,1 triệu USD, tăng 68,7% về lượng và tăng 44,22% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên nhập khẩu lúa mì từ thị trường này lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 69,95% và giảm 74,81%.

Nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2014 của Việt Nam có thêm thị trường Ấn Độ, tuy nhiên nhập khẩu từ thị trường này chỉ đạt ở mức 528 tấn, trị giá 171,5 nghìn USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu lúa mì tháng 1/2014 – ĐVT: lượng (tấn); trị giá (USD)

 
NK T1/2014
NK T1/2013
% so sánh
 
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
159.979
51.492.906
124.395
46.850.438
28,61
9,91
Ôxtrâylia
149.268
48.138.558
88.481
33.378.243
68,70
44,22
Hoa Kỳ
9.180
2.889.103
30.548
11.468.069
-69,95
-74,81

Ngô:

Tháng 1/2014, Việt Nam đã nhập hkaaur 579,9 nghìn tấn ngô, trị giá 150,9 triệu USD, tăng 519,01% về lượng và tăng 360,95% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu ngô từ các thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Cawmpuchia , Lào. Nếu so sánh với năm 2013, nhập khẩu ngô thời gian này có thêm thị trường Braxin và Hoa Kỳ, với kim ngạch đạt lần lượt là 465,9 nghìn tấn, trị giá 120,7 triệu USD – đây cũng là thị trường có lượng và kim ngạch đạt cao nhất; nhập từ Hoa Kỳ 5,7 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD.

Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này thì nhập khẩu từ thị trường Thái Lan có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 1577,38% về lượng và tăng 477,9% về trị giá so với cùng kỳ, tương đương với 56,4 nghìn tấn, trị giá 16 triệu USD.

Nhập khẩu ngô từ Ấn Độ và Cawmpuchia trong tháng 1/2014 giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 49,63% và 61,03%; giảm 30,4% và giảm 36,39%.

Đối với thị trường Lào, thì Việt Nam chỉ nhập khẩu 3,7 nghìn tấn, trị giá 861 nghìn USD, tăng 9,41% về lượng và tăng 10,95% về trị giá.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu ngô tháng 1/2014 – ĐVT: lượng (tấn); trị giá (USD)

 
NK T1/2014
NK T1/2013
% so sánh
 
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
579.998
150.962.304
93.697
32.750.187
519,01
360,95
Thái Lan
56.444
16.023.242
3.365
2.772.688
1.577,38
477,90
Ấn Độ
39.315
9.424.679
78.050
24.181.845
-49,63
-61,03
Cămpuchia
4.830
1.371.400
6.940
2.155.950
-30,40
-36,39
Lào
3.720
861.000
3.400
776.000
9,41
10,95

Đậu tương

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu đậu tương tháng đầu năm nay là 161,8 nghìn tấn, trị giá 94 triệu USD, giảm 10,9% về lượng và giảm 8,9% về trị giá so với tháng cuối năm 2013 nhưng tăng 48% về lượng và tăng 41,% về trị giá so với tháng 1/2013.

Dẫn nguồn tin từ Báo Công thương online, theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trước năm 2010, cây đậu nành được trồng tại 28/63 tỉnh - thành phố. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, diện tích trồng đậu nành bị thu hẹp, khiến sản lượng giảm 14% so với năm 2009, còn 254 nghìn tấn. Sang năm 2012, diện tích đậu nành tiếp tục giảm thêm 60.300ha, khiến sản lượng chỉ còn khoảng 175.200 tấn (giảm 91.700 tấn so với năm 2011).

Điều này dẫn tới việc sản xuất đậu nành của Việt Nam mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ. Trên thực tế, hàng năm, các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn đậu nành để phục vụ tiêu dùng nội địa và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trước thực trạng diện tích đậu nành trong nước sụt giảm, trong khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng tăng, Cục Trồng trọt cho rằng, cần phải tăng diện tích trồng đậu nành và cải thiện năng suất loại cây trồng này trong thời gian tới.

Để tăng diện tích và sản lượng, nước ta phải thực hiện luân canh lúa với đậu nành, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do ở các tỉnh miền Bắc năng suất thu hoạch thấp hơn các tỉnh phía Nam.

Cụ thể là đậu nành trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc thường chỉ đạt khoảng 14,5 tạ/ha, trong khi ở ĐBSCL, năng suất đạt khoảng 21,9 tạ/ha. Do đó, các vùng đã có kinh nghiệm trồng đậu nành lâu đời như Đồng Tháp, Vĩnh Long, cần mở rộng hơn nữa diện tích trồng chuyên canh và luân canh.

Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng,... nên rà soát điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh xem vùng nào thích hợp với cây đậu nành để từ đó khuyến khích nông dân luân canh.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet