Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của nhóm hàng vật liệu xây dựng sang khu vực thị trường Nam Á có dấu hiệu tăng trưởng tích cực với giá trị kim ngạch đạt 87,77 triệu USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước. 
Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng clinke, xi-măng, sắt thép và kính xây dựng trong đó trong đó clinh ke và xi-măng là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 83,47 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch của nhóm hàng vật liệu xây dựng và tăng 84% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một điều đáng mừng trong bối cảnh nguồn cung clinke, xi-măng trong nước đang có dư thừa. Tuy nhiên giá xuất khẩu bình quân của nhóm hàng clinke trong kỳ giảm 6% so với cùng kỳ năm trước khi chỉ đạt 35,37 USD/tấn.     
Băng la-đét và Xri-lanca là hai thị trường nhập khẩu nhóm hàng vật liệu xây dựng chủ yếu của ta tại khu vực Nam Á với giá trị kim ngạch nhập khẩu tương ứng là 76,18 triệu USD và 7,29 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng vật liệu xây dựng sang
                  thị trường Nam Á Quý I/2013
                                                                                Đơn vị: USD
         Nước nhập khẩu/ Nhóm hàng
Băng-la-đét
Ấn Độ
Pakistan
Sri-lanca
1. Clinhke
73.856.830
-
-
6.113.900
2. Xi-măng
-
-
-
747.000
3. Sắt thép
1.535.521
3.991.282
288.757
7.097
4. Kính xây dựng
796.447
      8.910
-
 
Tổng
76.188.798
4.000.192
288.757
7.292.711
                                                                   Nguồn: Tổng cục Hải quan
Để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng xuất khẩu này sang thị trường khu vực trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa đối với các thị trường khu vực. Về phẩm xuất khẩu, cần tập trung các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng cao cho các thị trường có tính cạnh tranh cao như Ấn Độ và Pakistan bên cạnh các sản xuất khẩu hiện nay. Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ gia công để gia tăng giá trị sản phẩm. Ví dụ, với kính xây dựng nên đầu tư công nghệ gia công sau kính để xuất khẩu các sản cuối cùng là có giá trị kinh tế cao hơn./.

Nguồn: Thị trường