Việt Nam hiện là một trong 5 nước sản xuất giày lớn nhất thế giới. Tại một số thị trường như Hoa Kỳ, EU, thì giày dép Việt Nam đang có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Với kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ USD trong tháng 1/2014, ngành hàng da giày, túi xách, vali, mũ, dù... đã có mức tăng trưởng trên 12%; trong đó, riêng giày dép xuất khẩu đạt 859,73 triệu USD, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 7,13% so với tháng liền kề trước đó.

Dự kiến, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ngành da-giày-túi xách sẽ đạt khoảng 11,33 tỷ USD, trong đó giày dép đạt 9,3 tỷ USD; túi, cặp xách đạt 2,1 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 10%. Kể từ năm 2014, thuế suất các mặt hàng giày dép của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU sẽ hạ từ 13-14% xuống còn 3-4%. Với việc thuế suất nhập khẩu vào EU giảm sẽ giúp các mặt hàng giày dép của Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác xuất khẩu vào EU. Thuế suất giày dép nhập khẩu vào EU giảm, do được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU). Quy định này có hiệu lực trong 3 năm từ 1/1/2014 đến 31/12/2016.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép trong tháng đầu năm 2014 sụt giảm 7,13% so với tháng trước đó và sụt giảm ở hầu hết các thị trường xuất khẩu; trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bồ Đào Nha sụt giảm mạnh nhất, tới 88,61% so với tháng 12/2013; bên cạnh đó là một số thị trường cũng giảm trên 50 về kim ngạch như: Thổ Nhĩ Kỳ  (-66,07%); Malaysia (-57,36%);Hy Lạp (-56,62%). Tuy nhiên, vẫn có một số ít thị trường đạt được mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với tháng trước đó; đáng kể nhất là xuất khẩu giày dép sang thị trường Achentina tăng rất mạnh tới 296,18%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 7,16 triệu USD; ngoài ra, xuất khẩu sang Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đạt mức tăng mạnh, với mức tăng tương ứng: 60,56%;  42,59% và 48,52% so với tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
 
Thị trường
 
T1/2014
 
T12/2013
 
T1/2013
T1/2014 so với T12/2013(%) 
T1/2014 so với T1/2013(%)
Tổng cộng
859.731.484
925.758.789
823.146.363
-7,13
+4,44
Hoa Kỳ
248.125.802
278.265.813
241.822.368
-10,83
+2,61
Bỉ
60.610.927
60.534.142
49.812.034
+0,13
+21,68
Nhật Bản
56.448.747
39.589.272
42.722.203
+42,59
+32,13
Đức
55.981.100
68.877.675
53.040.775
-18,72
+5,54
Anh
44.508.678
46.936.823
48.706.391
-5,17
-8,62
Trung Quốc
42.472.448
28.597.895
36.980.830
+48,52
+14,85
Tây Ban Nha
41.202.075
36.136.820
31.853.277
+14,02
+29,35
Hà Lan
35.177.448
44.259.523
34.212.463
.20,52
+2,82
Italia
31.537.305
32.606.618
28.791.124
-3,28
+9,54
Hàn Quốc
28.996.173
25.987.354
23.003.501
+11,58
+26,05
Braxin
28.380.141
34.070.756
35.543.349
-16,70
-20,15
Pháp
24.860.848
26.236.190
18.065.995
-5,24
+37,61
Mexico
21.098.823
18.114.093
22.139.349
+16,48
-4,70
Canada
12.265.372
19.903.430
15.297.852
-38,38
-19,82
Panama
11.222.691
9.400.308
13.461.460
+19,39
-16,63
Hồng Kông
8.697.619
10.433.304
10.291.408
-16,64
-15,49
Australia
8.363.136
10.115.480
8.045.832
-17,32
+3,94
Slovakia
7.761.006
9.790.741
7.210.154
-20,73
+7,64
Nga
7.013.703
10.199.290
10.498.602
-31,23
-33,19
Chi Lê
6.309.210
6.973.544
5.871.444
-9,53
+7,46
Nam Phi
6.168.595
7.321.901
8.139.926
-15,75
-24,22
Achentina
5.695.214
1.437.549
7.160.842
+296,18
-20,47
Đài Loan
5.483.364
9.767.417
5.894.563
-43,86
-6,98
Thụy Điển
5.017.898
9.006.896
7.986.002
-44,29
-37,17
Áo
4.252.445
8.341.545
3.965.882
-49,02
+7,23
Ấn Độ
4.203.373
2.617.873
3.988.706
+60,56
+5,38
Séc
3.935.137
4.901.191
3.447.919
19,71
+14,13
Tiểu vương quốc Ả Rập TN
3.874.199
7.278.222
4.078.727
-46,77
-5,01
Singapore
3.286.130
4.624.027
2.624.549
-28,93
+25,21
Ba Lan
3.105.373
2.193.575
1.135.304
+41,57
+173,53
Israel
3.056.239
2.197.478
1.243.361
+39,08
+145,80
Thụy Sĩ
2.683.561
3.417.382
3.361.716
-21,47
-20,17
Đan Mạch
2.652.055
4.267.065
4.292.922
-37,85
-38,22
Indonesia
2.432.379
2.113.052
1.299.895
+15,11
+87,12
Thái Lan
2.014.320
2.958.289
2.117.334
-31,91
-4,87
Philippines
1.969.838
2.707.005
2.917.328
-27,23
-32,48
Malaysia
1.917.793
4.497.135
3.635.905
-57,36
-47,25
NewZealand
1.541.371
1.386.824
1.569.231
+11,14
-1,78
Hy Lạp
1.500.937
3.460.070
2.223.802
-56,62
-32,51
NaUy
1.267.979
2.052.481
1.388.443
-38,22
-8,68
Thổ Nhĩ Kỳ
1.190.546
3.508.556
1.636.700
-66,07
-27,26
Phần Lan
709.174
518.772
529.706
+36,70
+33,88
Ucraina
260.282
452.497
827.644
-42,48
-68,55
Bồ Đào Nha
68.979
605.719
147.766
-88,61
-53,32

Tuy nhiên, tại thị trường trong nước ngành da giày hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu. Với dân số hơn 90 triệu người, tổng dung lượng thị trường giày dép khoảng 130-140 triệu đôi/năm, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, thị trường nội địa là tiềm năng lớn đối với ngành da giày. Tuy nhiên, ở cả 3 phân khúc thị trường thấp, trung và cao cấp, giày dép trong nước đều lép vế so với hàng ngoại nhập. Ở phân khúc cao cấp, thị trường đang thuộc về các thương hiệu đến từ Mỹ, EU... Ở phân khúc trung bình và thấp, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 70-75 triệu đôi giày dép, chiếm tỷ trọng khoảng 55%, chủ yếu do các cơ sở nhỏ sản xuất và giày dép dư thừa từ XK. Vài năm trở lại đây, những đôi giày xuất khẩu mang nhãn hiệu Nine West, Adidas, Dull, Converse… được bán ra thị trường với nhiều kiểu dáng đẹp, màu sắc phong phú, giá hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Hàng năm có khoảng 25-30 triệu đôi giày dép sản xuất và gần 10% sản lượng giày dép dư thừa từ XK được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Loại giày này được bán ở thị trường nội địa do đơn đặt hàng bị đối tác hủy vì lỗi sản xuất hoặc chậm thời hạn giao hàng. Khoảng 45% giày dép còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch và một ít từ Thái Lan, Malaysia, Singapore. Riêng hàng Trung Quốc với mức giá thấp hơn 3-4 lần hàng cùng loại của Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường, nhất là tại thị trường nông thôn. Mặc dù chất lượng không cao nhưng giày dép Trung Quốc lại dễ bán, vì mẫu mã sản phẩm đa dạng, nhất là giá rẻ do nhập lậu hoặc trốn thuế. Đặc biệt, với phương thức bán hàng trước, trả tiền sau, các DN Trung Quốc đã dễ dàng giành được nhiều mối hàng trong các chợ và shop. Điều này khiến nhiều DN sản xuất giày dép trong nước chuyên cung cấp hàng cho tiểu thương gặp khó khăn, ngày càng bị thu hẹp về quy mô sản xuất. 

Một trong những nguyên nhân chính khiến mặt hàng giày dép trong nước yếu thế là sự yếu kém về khâu thiết kế mẫu mã, vốn là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khiến 70% số DN da giày trong nước chỉ dừng lại ở mức làm gia công cho nước ngoài. Bên cạnh đó, việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày cũng chỉ đáp ứng rất ít nhu cầu của DN, tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm khoảng 50%, trong khi nguyên phụ liệu chiếm 75% giá thành của sản phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh và lợi nhuận của DN. 

Để ngành da giày phát triển bền vững, trước hết phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị trường nội địa. Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, kim ngạch XK của ngành phải đạt khoảng 16,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa đạt 80%. Để đạt mục tiêu này, Hiệp hội Da giày Việt Nam đã kiến nghị Bộ Công thương xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, ngành da giày từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, đổi mới máy móc thiết bị, chú trọng sản xuất các sản phẩm trung, cao cấp; tập trung quản lý và thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong, ngoài nước. Ngoài ra, DN nên khai thác lợi thế của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho thị trường "nội" để sớm đưa ra nhiều sản phẩm thích ứng thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Về lâu dài, các DN da giày vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách phát triển bằng con đường XK, nhưng trước tiên cần nâng cao tính cạnh tranh từ "sân nhà" bằng hàng hóa chất lượng cao và giá thành phù hợp. 

Với mức tiêu thụ bình quân tăng khoảng 8%/năm và tốc độ tăng dân số dự báo hơn 1,1% trong những năm tới thì lượng giày dép tiêu thụ tăng khoảng hơn 10 triệu đôi/năm. Như vậy, đến năm 2020, tiêu thụ giày dép tại thị trường trong nước dự báo tăng lên mức 355 triệu đôi. Do đó, thị trường nội địa sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các DN sản xuất giày dép.

Nguồn: Lefaso

Nguồn: Tin tham khảo