Theo Sở Công Thương Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2013 của tỉnh ước thực hiện 1.036,7 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 175 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 861,7 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước.
Lũy kế 5 tháng/ 2013, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 4.893,7 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 816,6 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4.077,2 triệu USD, tăng 18,6%.
Về kim ngạch nhập khẩu: tháng 4 ước thực hiện 860,5 triệu USD, tăng 2,1% so tháng trước.
Năm tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 4.081 triệu USD, tăng 17,8% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong tháng 5: Dệt may: 120,6 triệu USD (+1,2%); sản phẩm gỗ: 120,7 triệu USD (+1,6%); giày dép: 81,2 triệu USD (+1,7%); Sản phẩm bằng plastic: 14,5 triệu USD (+1,2%); TCMN: 8,8 triệu USD (+0,8%); hàng điện tử: 21,5 triệu USD (+0,7%), Mủ cao su: 20.513 tấn (+10,3%) so với tháng trước.
|
Ước thực hiện tháng 4/2013
|
Ước thực hiện tháng 5/2013
|
Tháng 5/2013 so tháng trước (%)
|
Tháng 5/2013 so cùng kỳ (%)
|
5T/2013 so cùng kỳ (%)
|
T4/2013
|
4T/2013
|
T5/2013
|
5T/2013
|
KN xuất khẩu
|
1021,6
|
4213,4
|
1036,7
|
4893,7
|
101,5
|
115,8
|
116,1
|
Khu vực kinh tế trong nước
|
172,7
|
776,2
|
175,0
|
816,6
|
101,3
|
111,6
|
105,2
|
-Kinh tế nhà nước
|
12,9
|
95,2
|
13,6
|
84,9
|
105,6
|
78,8
|
89,2
|
-Kinh tế ngoài Nhà nước
|
159,8
|
681,0
|
161,4
|
731,7
|
101,0
|
115,6
|
107,4
|
Khu vực có vốn ĐT nước ngoài
|
848,9
|
3437,2
|
861,7
|
4077,2
|
101,5
|
116,7
|
118,6
|
KN nhập khẩu
|
842,5
|
3462,9
|
860,5
|
4081,0
|
102,1
|
118,9
|
117,8
|
Tình hình xuất nhập khẩu trong tháng 5 tương đối ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản tăng cao so với cùng kỳ (trung bình tăng từ 16% - 30%) nhưng giá xuất khẩu lại giảm so với đầu năm 2013 (đơn cử: hạt nhân điều giảm 10,3%, cao su giảm 7,4%, hạt tiêu giảm 2,8%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, v.v… vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định (trung bình tăng từ 2% - 3%), hầu hết doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu cũng đã ký đến hết quý III/2013.
Kim ngạch nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ do năm 2013 các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu hơn, nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất xuất khẩu hàng hóa cũng tăng theo. Giá nguyên liệu nhập khẩu và giá gia công xuất khẩu trong tháng 5 vẫn ở mức ổn định, không tăng so với tháng trước, riêng giá bông vải nhập khẩu tăng nhẹ từ 2,5% - 3% (đơn cử giá bông nhập khẩu từ Trung Quốc có giá 1.930 USD/tấn tăng 3,2% so với tháng trước).
Sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 120,7 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 của Bình Dương. Mặc dù, phải đối mặt với nhiều quy định mới của các thị trường chính như Mỹ và EU về nguồn gốc của sản phẩm gỗ xuất khẩu nhưng cho đến nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Bình Dương vẫn chưa gặp phải trở ngại gì trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này vẫn tăng trưởng khá và được khách hàng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Mặt khác, trong thời gian qua các doanh nghiệp gỗ cũng đã tận dụng tốt nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là nguồn gỗ dăm đang được sản xuất trong nước để làm các sản phẩm ván ép xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 120,6 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngay từ đầu năm tình hình ký kết đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may khá tốt, các doanh nghiệp có uy tín như Công ty may mặc Bình Dương, Công ty may Quốc Tế, v.v… đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2013. Ngoài thị trường truyền thống như Mỹ và EU, các doanh nghiệp dệt may cũng ký được nhiều hợp đồng từ thị trường Nhật Bản và đang được khách hàng Nhật Bản đánh giá cao do sản phẩm dệt may có chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Tuy hợp đồng xuất khẩu khá nhiều, nhưng các doanh nghiệp trong ngành đang gặp tình trạng chung là lợi nhuận giảm do chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá xuất khẩu không tăng so với trước, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận làm không lợi nhuận để duy trì sản xuất và giử chân khách hàng. Giá nguyên liệu dệt may trong tháng 5 tăng nhẹ từ 2,5% - 3% (đơn cử giá bông nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 3,2% lên 1.930 USD/tấn; từ Malaysia tăng 2,8% lên 1.810 USD/tấn, v.v…).
Hàng giày dép: Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 81,2 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cũng như ngành dệt may, ngành giày da, túi xách đang có nhiều thuận lợi, ngoài các hợp đồng xuất khẩu đã ký với các thị trường truyền thống, trong năm nay các doanh nghiệp còn ký được các đơn hàng mới từ thị trường Anh, Đức và Nhật Bản. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III/2013, lượng đơn hàng cũng nhiều hơn từ 10% - 15% so với cùng kỳ.
Thủ công mỹ nghệ: kim ngạch tháng 5 ước đạt 8,8 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính như Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Pháp vẫn chưa phục hồi, sức mua giảm đáng kể nhưng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Riêng thị trường Nhật Bản thì 3 mặt hàng nhập khẩu chính là gốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan vẫn tiếp tục nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên đa số các các hợp đồng xuất khẩu đều là các hợp đồng sản xuất theo mẫu mã nước ngoài nên giá trị không cao. Đối với doanh nghiệp mây tre đan việc tham gia các triển lãm và hội chợ trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đơn hàng còn rất hạn chế do hầu hết các doanh nghiệp này là các cơ sở sản xuất nhỏ nguồn tài chính yếu, do đó các doanh nghiệp này vẫn đang trong tình trạng thiếu đơn hàng.
Mủ cao su: kim ngạch tháng 5 ước đạt 20.513 tấn tăng 10,3% so với tháng trước. Mặc dù sức mua ở thị trường Trung Quốc đang có xu hướng tăng nhưng giá cao su xuất khẩu vẫn giảm 7,4% so với tháng trước (2.780USD/ tấn). Nguyên nhân các nước xuất khẩu cao su lớn như Thái Lan, Malaisia đang bước vào vụ thu hoạch nên nguồn cung trên thị trường khá dồi dào dẫn đến giá cao su giảm.