-Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,3 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 11,9% so với tháng trước do lượng và giá xuất khẩu của một số mặt hàng giảm; trong đó dầu thô giảm 279 nghìn tấn, kim ngạch giảm 394 triệu USD; hàng dệt may giảm 101 triệu USD; giày dép giảm 72 triệu USD; gạo tuy tăng 39 nghìn tấn nhưng kim ngạch giảm 39 triệu USD; thuỷ sản giảm 33 triệu USD.

Tính chung 9 tháng năm 2008, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 44,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%; dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 9 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,7%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 44,5%; nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,8%.

Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong 9 tháng đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đến nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: Dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%; hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD, tăng 20,2%; giày dép đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,2%; thuỷ sản đạt 3,3 tỷ USD, tăng 21,9%; gạo đạt 2,4 tỷ USD, tăng 89,7%; sản phẩm gỗ đạt 2 tỷ USD, tăng 19,4%; điện tử, máy tính đạt 1,9 tỷ USD, tăng 25,5%; cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9,6%; cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,6%; than đá đạt 1,1 tỷ USD, tăng 55,5%. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao chủ yếu vẫn do yếu tố giá xuất khẩu tăng, đặc biệt giá một số mặt hàng tăng liên tục trong 7 tháng đầu năm. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng (Dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) và trị giá tái xuất hàng hoá thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2008 chỉ tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hoá xuất khẩu 9 tháng sang các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Mỹ đạt giá trị cao nhất với 8,5 tỷ USD, tăng 17% (Hàng dệt may đạt 3,8 tỷ USD; sản phẩm gỗ 780 triệu USD; giày dép 730 triệu USD; dầu thô 660 triệu USD); thị trường ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 42%; EU đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21% (hàng dệt may 1,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ USD); Ôx-trây-li-a đạt 3,5 tỷ USD, tăng 67%; Trung Quốc 3,3 tỷ USD, tăng 43%.

-Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,6% so với tháng 8/2008. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước là: Xăng dầu, sắt thép, sữa, chất dẻo, máy móc thiết bị, ô tô; trong đó xăng dầu giảm 308 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 96 triệu USD.

Tính chung kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng ước tính đạt 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43 tỷ USD, tăng 53,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,4 tỷ USD, tăng 39,5%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng, tư liệu sản xuất chiếm 90,7%; hàng tiêu dùng chiếm 5,7%.

Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do lượng và giá nhập khẩu đều tăng cao. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 5 mặt hàng (xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo và giấy) thì tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng năm 2008 ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ cao, ước tính 9 tháng đạt 15,7 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc 12 tỷ USD, chiếm 18,6% và tăng 44,6%; EU 4,1 tỷ USD, chiếm 6,4% và tăng 13,8%. Một số thị trường khác tuy thị phần không lớn nhưng cũng có tốc độ tăng cao như Mỹ tăng 80%; Nhật Bản tăng 51%; Hàn Quốc tăng 50%; Đài Loan tăng 45%.

Nhập siêu những tháng gần đây đã giảm nhanh (Từ mức nhập siêu 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,9 tỷ USD  tháng 5; 728 triệu USD tháng 6;  753 triệu USD tháng 7; 258 triệu USD tháng 8 và 500 triệu USD tháng 9). Nhập siêu hàng hóa 9 tháng là 15,8 tỷ USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,6% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hoá tháng 9 và 9 tháng năm 2008

Nghìn tấn, triệu USD

 

 

Thực hiện
tháng 8
năm 2008

Ước tính
tháng 9
năm 2008

Cộng dồn
9 tháng
năm 2008

9 tháng năm
2008 so với cùng
kỳ năm 2007 (%)

 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

TỔNG TRỊ GIÁ

 

6018

 

5300

 

 

 

 

Khu vực kinh tế trong nước

 

2564

 

2450

 

21936

 

144,1

Khu vực có vốn đầu tư NN

 

3454

 

2850

 

26639

 

135,1

    Dầu thô

 

1244

 

850

 

8808

 

152,0

    Hàng hoá khác

 

2210

 

2000

 

17831

 

128,1

MẶT HÀNG CHỦ YẾU

 

 

 

 

 

 

 

 

Dầu thô 

1359

1244

1080

850

10137

8808

90,7

152,0

Than đá

1201

137

1300

130

17057

1140

72,3

155,5

Dệt, may

 

921

 

820

 

6831

 

120,2

Giày dép

 

392

 

320

 

3439

 

118,2

Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù

 

66

 

55

 

595

 

129,6

Điện tử, máy tính

 

233

 

230

 

1897

 

125,5

Sản phẩm mây tre, cói, thảm

 

18

 

18

 

165

 

100,6

Sản phẩm gốm sứ

 

26

 

22

 

252

 

104,0

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

38

 

20

 

704

 

533,7

Dây điện và cáp điện

 

78

 

70

 

733

 

118,1

Sản phẩm nhựa

 

83

 

80

 

674

 

133,8

Xe đạp và phụ tùng xe đạp

 

7

 

7

 

66

 

110,1

Dầu mỡ động, thực vật

 

9

 

10

 

84

 

263,9

Đồ chơi trẻ em

 

13

 

13

 

83

 

150,5

Mỳ ăn liền

 

10

 

11

 

85

 

148,0

Gạo

361

289

400

250

3692

2435

92,6

189,7

Cà phê

49

110

50

110

767

1619

78,4

109,6

Rau quả

 

33

 

30

 

282

 

125,3

Cao su

71

211

80

230

459

1256

92,0

133,6

Hạt tiêu

8

28

7

25

72

255

111,3

123,6

Hạt điều

18

99

18

100

124

696

114,0

151,5

Chè

11

16

12

17

81

113

98,4

127,2

Sản phẩm gỗ

 

228

 

210

 

2030

 

119,4

Thủy sản

 

483

 

450

 

3323

 

121,9

Nhập khẩu hàng hoá tháng 9 và 9 tháng năm 2008

Nghìn tấn, triệu USD

 

Thực hiện
tháng 8
năm 2008

Ước tính
tháng 9
năm 2008

Cộng dồn
9 tháng
năm 2008

9 tháng năm
2008 so với cùng
kỳ năm 2007 (%)

 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

TỔNG TRỊ GIÁ

 

6276

 

5800

 

64403

 

148,3

Khu vực kinh tế trong nước

 

3815

 

3550

 

42966

 

153,1

Khu vực có vốn đầu tư NN

 

2461

 

2250

 

21437

 

139,5

MẶT HÀNG CHỦ YẾU

 

 

 

 

 

 

 

 

Ô tô(*)

 

194

 

110

 

1976

 

220,4

    Trong đó: Nguyên chiếc

1,9

56

1,4

25

45,9

881

280,1

267,1

Máy móc, thiết bị,

 

 

 

 

 

 

 

 

dụng cụ  và phụ tùng

 

1146

 

1050

 

10502

 

135,4

Điện tử, máy tính và linh kiện

 

294

 

300

 

2647

 

131,0

Xăng dầu

1104

1088

950

780

10473

9754

110,2

182,9

Sắt thép

332

368

300

330

7032

5706

127,8

168,1

    Trong đó: Phôi thép

82

74

80

65

2075

1495

131,9

195,3

Phân bón

154

81

160

83

2668

1289

100,4

200,9

    Trong đó: Urê

35

16

35

16

634

251

137,9

211,5

Chất dẻo

127

253

120

230

1313

2327

114,0

135,6

Hóa chất

 

163

 

175

 

1443

 

141,8

Sản phẩm hoá chất

 

146

 

150

 

1234

 

135,9

Tân dược

 

74

 

75

 

614

 

121,6

Thuốc trừ sâu

 

33

 

30

 

391

 

150,4

Giấy

61

56

60

55

698

575

114,0

132,0

Nguyên phụ liệu dệt, may, da

 

177

 

200

 

1816

 

115,2

Vải

 

333

 

350

 

3320

 

115,1

Sợi dệt

34

68

40

78

313

610

102,3

114,8

Bông

24

40

25

42

221

343

133,5

167,0

Thức ăn gia súc và NPL

 

126

 

120

 

1418

 

161,3

Lúa mỳ

49

20

50

21

551

235

62,8

107,0

Gỗ và NPL gỗ

 

86

 

80

 

854

 

114,7

Sữa và sản phẩm sữa

 

35

 

30

 

387

 

131,0

Dầu mỡ động thực vật

 

67

 

65

 

577

 

197,7

Xe máy(*)

 

58

 

56

 

575

 

112,9

    Trong đó: Nguyên chiếc

7,6

7,3

8,0

7,6

105,7

105,6

113,6

108,1

 (*) Nghìn chiếc, triệu USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 (TCTK)

Nguồn: Vinanet