Sau quyết định kiểm tra 100% kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong tôm Việt Nam NK vào Nhật Bản vào giữa tháng 3/2014, nhiều thông tin trên các trang mạng thủy sản quốc tế phán đoán rằng Ấn Độ và Indonesia sẽ trở thành nguồn cung thay thế cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này. Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” vào Nhật Bản lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.

Theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2014, NK tôm Việt Nam vào Nhật Bản tăng 31,9% về giá trị nhưng khối lượng giảm 40,2%. Quy định kiểm tra OTC là nguyên nhân chính dẫn tới giảm lượng tôm XK sang Nhật Bản.

10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản, T1-T4/2014 (đơn vị: kg)
STT
Nguồn cung
T1-T4-2014
T1-T4-2013
2014/2013
Thế giới
59.391.675
72.835.865
-18,4
1
Việt Nam
13.487.222
22.559.887
-40,2
2
Thái Lan
11.477.283
19.730.806
-41,8
3
Indonesia
88.23.397
14.937.385
-40,9
4
Argentina
7.971.144
4.095.274
94,6
5
Ấn Độ
5.475.725
9.027.758
-39,3
6
Trung Quốc
5.418.382
8.633.262
-37,2
7
Myanmar
1.607.552
1.581.913
1,6
8
Malaysia
1.015.155
1.701.892
-40,3
9
Bangladesh
965.937
896.240
7,7
10
Sri Lanka
669.584
421.463
58,8

NK tôm từ Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ cũng giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị trong 4 tháng đầu năm nay. Trong đó, NK từ Thái Lan giảm 41,8% về khối lượng, 34,7% về giá trị, từ Indonesia giảm 40,9% về KL và 9,8% về GT và NK từ Ấn Độ giảm 39,3% về KL và 17,5% về GT.

Tôm sú chính là ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.

10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản, T1-T4/2014 (đơn vị: nghìn USD)
STT
Nguồn cung
T1-T4-2014
T1-T4-2013
2014/2013
Thế giới
727.202
726.159
0,1
1
Việt Nam
191.175
144.914
31,9
2
Thái Lan
142.590
218.357
-34,7
3
Indonesia
118.625
131.563
-9,8
4
Argentina
76.466
31.193
145,1
5
Ấn Độ
59.992
72.761
-17,5
6
Trung Quốc
58.876
50.838
15,8
7
Myanmar
15.703
14.812
6,0
8
Malaysia
12.692
14.391
-11,8
9
Sri Lanka
9.256
4.431
108,9
10
Bangladesh
8.419
6.324
33,1

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Theo thống kê của ITC, Argentina là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm 10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản với KL tăng 94,6% và GT tăng 145,1% nhờ nước này vào vụ khai thác. Tuy nhiên, tôm NK từ Argentina là tôm đỏ, khác so với tôm sú của Việt Nam do vậy, Argentina không phải là “đối thủ” đối với Việt Nam.

Có lẽ rào cản kháng sinh và hóa chất cấm là trở ngại lớn nhất của tôm Việt Nam XK sang Nhật Bản. XK tôm sang thị trường này hiện nay được hưởng mức thuế suất 0%. Năm 2014, OTC là trở ngại cho XK tôm sang thị trường tiêu thụ lớn thứ hai này. Mặc dù vậy, thống kê các lô hàng thủy sản NK vào Nhật Bản bị cảnh báo 4 tháng đầu năm nay cho thấy, số lô tôm nhiễm OTC vượt quá ngưỡng cho phép là 0,2 ppm đã giảm đáng kể, từ 4 lô trong tháng 3 xuống còn 1 lô trong tháng 4.

XK tôm sang thị trường mang lại trên 700 triệu USD mỗi năm sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 nếu vấn đề OTC được kiểm soát tốt hơn và lợi thế tôm sú được tận dụng tối đa.

Nguồn: Vasep