Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.

Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực này chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.

Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ USD, tăng 16%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%. Một số mặt hàng nguyên liệu tăng khá như: sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 11,5%; hóa chất 3 tỷ USD, tăng 6,7%; kim loại thườngđạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,1%; sợi dệt đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,5%; thuốc trừ sâu đạt 0,8 tỷ USD, tăng 12,1%; thủy sản đạt 0,7 tỷ USD, tăng 6,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 3,2%, xăng dầu đạt 7 tỷ USD, giảm 22,1%; phân bón đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,6%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, giảm 24,8%; cao su đạt 0,7 tỷ USD, giảm 13,9%.

Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may…

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2013 ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% (tương đương 7,8 tỷ USD), đây là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc tăng so với năm 2012: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 25,5% (1,2 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 73,6% (2,3 tỷ USD); máy vi tinh sản phẩm điện từ và linh kiện tăng 36,8% (1,1 tỷ USD). Thị trường ASEAN ước tính đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8% (589 triệu USD) với kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 56,3% (1,2 tỷ USD); máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 7,9% (16,9 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 20,8 tỷ USD, tăng 34,1% (5,3 tỷ USD) với các sản phẩm chủ yếu như: Máy vi tính tăng 60,3% (1,8 tỷ USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 62,8% (993 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 78,2% (918 triệu USD). Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 0,18% (21 triệu USD). Thị trường EU ước tính đạt 9,2 tỷ USD, tăng 4,2% (373 triệu USD). Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,1% (296 triệu USD).

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2012, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 131,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 92%, tăng so với mức 90,9% của năm 2012, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy, móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải chiếm 36,7%, tăng so với mức 35,3%; phụ tùng và nhiên vật liệu chiếm 55,3%, giảm so với mức 55,6% của năm 2012. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,5 tỷ USD, chiếm 8%, giảm so với mức 9% của năm 2012.

Trong mười một tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa thực hiện là 763 triệu USD. Tháng Mười Hai xuất siêu ước tính 100 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD. Như vậy xuất siêu năm nay hoàn toàn thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài. Mặc dù xuất khẩu khu vực này phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa tháng 12 và cả năm 2013 - Đơn vị tính: Nghìn tấn, triệu USD

 

Ước tính tháng 12/2013

Cộng dồn năm 2013

Năm 2013 so với năm 2012 (%)

 
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
TỔNG TRỊ GIÁ
 
11500
 
131312
 
115,4
Khu vực kinh tế trong nước
 
5100
 
56843
 
105,6
Khu vực có vốn đầu tư NN
 
6400
 
74469
 
124,2
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
 
 
 
 
 
 
Thủy sản
 
100
 
698
 
106,7
Sữa và sản phẩm sữa
 
105
 
1099
 
130,7
Rau quả
 
35
 
404
 
120,6
Lúa mỳ
150
50
1795
614
74,6
80,4
Dầu mỡ động thực vật
 
82
 
698
 
93,4
Thức ăn gia súc và NPL
 
220
 
3036
 
123,6
Xăng dầu
700
660
7386
6980
80,3
77,9
Khí đốt hóa lỏng
45
55
669
617
101,5
99,7
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
 
100
 
908
 
113,3
Hóa chất
 
265
 
2968
 
106,7
Sản phẩm hoá chất
 
250
 
2765
 
113,0
Tân dược
 
140
 
1847
 
103,2
Phân bón
350
110
4576
1666
115,5
98,4
Thuốc trừ sâu
 
80
 
776
 
112,1
Chất dẻo
270
500
3132
5710
114,4
118,9
Sản phẩm chất dẻo
 
240
 
2595
 
121,7
Cao su
35
74
321
692
106,4
86,1
Gỗ và NPL gỗ
 
250
 
1680
 
123,6
Giấy các loại
145
122
1480
1330
121,7
114,3
Bông
40
80
590
1189
141,1
135,6
Sợi dệt
60
130
692
1513
107,1
107,5
Vải
 
770
 
8405
 
119,4
Nguyên PL dệt, may, giày dép
 
340
 
3750
 
118,7
Sắt thép
750
506
9451
6654
124,3
111,5
Kim loại thường khác
85
280
819
2925
115,7
111,1
Điện tử, máy tính và LK
 
1400
 
17684
 
134,9
Điện thoại các loại và linh kiện
 
550
 
8041
 
159,5
Ô tô(*)
 
240
 
2386
 
114,9
 Trong đó: Nguyên chiếc
3
65
34
709
125,9
115,2
Xe máy(*)
 
36
 
458
 
73,8
 Trong đó: Nguyên chiếc
1
1
18
39
47,9
55,6
Phương tiện vận tải khác và PT
 
60
 
1265
 
75,2
Máy móc, thiết bị, DC, PT khác
 
1750
 
18598
 
116,0

(*Nghìn chiếc, triệu USD)

 
 
 
 
 
 
(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)
 

Nguồn: Vinanet