Năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các châu lục đều tăng cao ở mức hai con số (chỉ trừ châu Đại Dương tăng 3,9%).     

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,26 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu với châu Á đạt 176,77 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. Tiếp theo là với châu Âu đạt 39,55 tỷ USD, tăng 15,7%; châu Mỹ: 37,84 tỷ USD, tăng 19,4%; châu Đại Dương: 5,82 tỷ USD, tăng 3,9%; châu Phi: 4,29 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm trước.

Bảng 1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013

Thị trường
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
Trị giá (Tỷ USD)
So với 2012 (%)
Trị giá (Tỷ USD)
So với 2012 (%)
Trị giá (Tỷ USD)
So với 2012 (%)
Châu Á
68,57
11,5
108,20
17,8
176,77
15,3
- ASEAN
18,47
4,4
21,64
2,7
40,10
3,5
- Trung Quốc
13,26
7,0
36,95
28,4
50,21
22,0
- Nhật Bản
13,65
4,5
11,61
0,1
25,26
2,4
- Hàn Quốc
6,63
18,8
20,70
33,2
27,33
29,4
Châu Mỹ
28,85
22,4
8,98
10,6
37,84
19,4
- Hoa Kỳ
23,87
21,4
5,23
8,4
29,10
18,8
Châu Âu
28,11
19,2
11,43
7,9
39,55
15,7
- EU (27)
24,33
19,8
9,45
7,5
33,78
16,1
Châu Phi
2,87
16,0
1,42
37,7
4,29
22,4
Châu Đại Dương
3,73
9,9
2,09
-5,3
5,82
3,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu sang châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó chiếm 52% về xuất khẩu và 82% về nhập khẩu.


Có 27 thị trường xuất khẩu và 17 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong năm 2013.

Trong năm 2013, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu tăng từ 25 thị trường năm 2012 lên 27 thị trường năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 lên 17 thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các thị trường trên 1 tỷ USD chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu và 88% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Bảng 2: Số lượng thị trường theo mức kim ngạch năm 2013

Mức kim ngạch
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Số thị trường
Trị giá (Tỷ USD)
Số thị trường
Trị giá (Tỷ USD)
Lớn hơn 5 tỷ USD
4
57,36
7
95,93
Từ 1 tỷ USD- dưới 5 tỷ USD
23
60,60
10
19,91
Từ 500 triệu USD- dưới 1 tỷ USD
3
2,56
11
8,00
Từ 100- dưới 500 triệu USD
35
8,10
24
5,60
Từ  dưới 100 triệu USD
164
3,51
184
2,69

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong số các thị trường trên 1 tỷ USD, có 3 thị trường xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 3 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu) là Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản.

Năm 2013, có tới 16 thị trường Việt Nam xuất siêu trên 1 tỷ USD trong khi số thị trường nhập siêu chỉ là 6 thị trường.

Kết thúc năm 2013, số thị trường Việt Nam xuất siêu đã tăng lên 16 thị trường. Hoa kỳ tiếp tục là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 18,64 tỷ USD. Thị trường các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đạt được thặng dư thương mại lớn thứ 2 với 3,81 tỷ USD (do thị trường này là đầu mối xuất khẩu điện thoại các loại & linh kiện tăng cao tới 1,92 tỷ USD so với năm 2012). Tiếp theo là Anh: 3,13 tỷ USD, Hồng Kông: 3,06 tỷ USD, Campuchia: 2,42 tỷ USD, Hà Lan: 2,26 tỷ USD...

 

Ở chiều ngược lại, có 6 thị trường mà Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 thị trường thuộc châu Á. Dẫn đầu mức thâm hụt là thị trường Trung Quốc với 23,69 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc: 14,07 tỷ USD, Đài Loan: 7,21 tỷ USD, Thái Lan: 3,45 tỷ USD, Singapore: 3,09 tỷ USD.

Thị trường các nước ASEAN: Năm 2013, kinh tế các nước ASEAN dự kiến tăng nhẹ so với năm 2012 và vẫn cao hơn rất nhiều so tăng trưởng kinh tế thế giới. Thương mại nội khối ASEAN dự kiến vẫn khả quan nhưng thương mại nội khối của Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2013 lại đang chững lại.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng dương nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2012. Cụ thể, tốc độ tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN qua các năm là: 19,4% năm 2010; 28,8% năm 2011; 9,4% năm 2012 thì đến năm 2013 chỉ còn là 3,5%. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường này năm 2013 là 18,47 tỷ USD, tăng 4,4% và nhập khẩu là 21,64 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2012.

 

 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về hàng hoá xuất khẩu sang ASEAN: mặc dù hai nhóm hàng điện thoại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch 4,42 tỷ USD và tăng khá ấn tượng 47,2% (tương ứng tăng 1,42 tỷ USD) nhưng Việt Nam lại đang mất dần thị trường truyền thống này đối với một số loại hàng hoá như gạo (giảm 51,3%), dầu thô (giảm 14,4%)… Đặc biệt là thị trường Philippin, Inđônêxia từ chỗ là thị trường lớn nhất nhì nhập khẩu gạo của Việt Nam thì đến năm 2013 số lượng nhập khẩu đã giảm mạnh (Philippin giảm nhập khẩu từ 1,11 triệu tấn xuống còn hơn 500 nghìn tấn, Inđônêxia giảm từ 930 nghìn tấn xuống còn 150 nghìn tấn).

Về hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN: Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: 3,74 tỷ USD, tăng 49,1%; xăng dầu các loại: 2,72 tỷ USD, giảm 39,2%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 1,46 tỷ USD, tăng 11,8%; chất dẻo nguyên liệu: 1,14 tỷ USD, tăng 2,5%....

Thị trường Trung Quốc: Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 50,21 tỷ USD, tăng 22% trong năm nay. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh (tăng 28,4%), đạt trị giá là 36,95 tỷ USD, chiếm 28% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này đạt 13,26 tỷ USD, tăng 7% và chiếm tới 10% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Xét theo khối doanh nghiệp, nếu như năm 2012 nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp trong nước giảm 2%, trong khi nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng khá cao (43%) thì đến năm 2013 cả hai khối doanh nghiệp này đều tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh 38,7% với trị giá đạt 20,59 tỷ USD và nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 16,36 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2012.

 

Mặc dù thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng trưởng nhưng nhập siêu vẫn trong xu hướng gia tăng do chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường này khá lớn (năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4%, xuất khẩu chỉ tăng 7% nên nhập siêu là 23,76 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2012).

Thị trường Nhật Bản: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản năm qua là 13,65 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng này khá khiêm tốn so với những năm trước đó (năm 2010 tăng 23%, năm 2011 tăng 40% và năm 2012 tăng 21%). Các nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là: hàng dệt may đạt 2,38 tỷ USD, tăng 20,7%; dầu thô: 2,09 tỷ USD, giảm 16,4%; linh kiện ô tô đạt 1,77 tỷ USD, tăng 8,5%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,21 tỷ USD, giảm 1,4%...

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ (0,1%) trong khi năm 2010 tăng 20,7%, năm 2011 tăng 15,4% và năm 2012 tăng 11,6%. Trị giá nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản năm 2013 là 11,61 tỷ USD. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng nhập khẩu là 2,96 tỷ USD, giảm 12,3%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện là 1,82 tỷ USD, tăng 7,4%; sắt thép các loại đạt 1,64 tỷ USD, tăng 5,9%; sản phẩm từ chất dẻo là 625 triệu USD, giảm 3,4%...

Thị trường Hàn Quốc: Trong năm qua,thương mại hai chiều Việt Nam- Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số các đối tác thương mại chính của Việt Nam, với kim ngạch lên đến 27,33 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 6,63 tỷ USD, tăng 18,8% và nhập khẩu là 20,7 tỷ USD, tăng tới 33,2%.


Các nhóm hàng Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may đạt 1,64 tỷ USD, tăng 53,5%; dầu thô: 725 triệu USD, giảm 9,3%; hàng thủy sản: 512 triệu USD, tăng 0,5%; tàu thuyền các loại: 353 triệu USD, giảm 19,5%. Trong khi đó, những nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 5,1 tỷ USD, tăng 54,7%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 2,82 tỷ USD, tăng 61,7%; điện thoại các loại & linh kiện: 2,2 tỷ USD, tăng 65,6%; vải các loại: 1,71 tỷ USD, tăng 21,5%.

Thị trường Hoa Kỳ: Trong năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng là 21,4% với kim ngạch lên tới 23,87 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2013 là: sản phẩm dệt may đạt 8,61 tỷ USD, tăng 15,5%; giày dép các loại đạt 2,63 tỷ USD, tăng 17,3%; sản phẩm từ gỗ đạt 1,98 tỷ USD, tăng 12,2%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện đạt 1,47 tỷ USD, tăng 57,6%; hàng thủy sản đạt 1,46 tỷ USD, tăng 25,5%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,01 tỷ USD, tăng 7,1%... so với năm 2012.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2013 đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Trong năm qua, có 13 nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt trị giá trên 100 triệu USD với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD, chiếm 77% trị giá hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Năm 2013, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện nhập khẩu từ Hoa Kỳ suy giảm mạnh (giảm 41,5% xuống còn 576 triệu USD) và trở thành nhóm hàng đứng thứ hai sau máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng (với 778 triệu USD, tăng 4,4%).

Thị trường EU: Tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013 với tổng kim ngạch 24,33 tỷ USD, tăng mạnh tới 19,8% và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao là: điện thoại các loại & linh kiện: 8,15 tỷ USD, tăng 43,9% (tương ứng tăng 2,49 tỷ USD); giày dép các loại: 2,96 tỷ USD, tăng 11,8%; hàng dệt may: 2,73 tỷ USD, tăng 11,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: 2,4 tỷ USD, tăng 50,1%... so với năm 2012.

Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang 8 thị trường này đạt 11,13 tỷ USD, chiếm 87,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU trong năm qua có trị giá là 9,45 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2012. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 2,29 tỷ USD, tăng 11,7%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng: 1,17 tỷ USD, giảm 7,5%; dược phẩm: 930 triệu USD, tăng 6,2%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: 928 triệu USD, tăng 47,3%... so với năm 2012.

Nguồn: Thống kê Hải quan

Nguồn: Vinanet