Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy năm 2013 đạt 240,793 triệu USD, giảm 6,3% so với năm 2012; trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 109,6 triệu USD, giảm 12,9% so với năm 2012; nhập khẩu của Việt Nam đạt 131,216 triệu USD, giảm 0,05% so với năm 2012. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 so với năm 2012 chủ yếu là do việc giảm xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng; việc giảm kim ngạch nhập khẩu chủ yếu do việc giảm nhập khẩu sản phẩm phân bón và sản phẩm từ sắt thép.

Tình hình XNK giữa Việt Nam và Na Uy. ĐVT:  triệu USD 

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Xuất khẩu

38,06

49,15

93,8

51,43

74,09

89,778

125,797

109,577

Nhập khẩu

23,53

24,59

76,8

66,23

129,51

165,974

131,282

131,216

Tổng KN XNK

61,58

73,74

170,6

117,66

203,60

255,752

257,079

240,793

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy bao gồm: hạt điều, dệt may; giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ..

 Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam và Na Uy của từng mặt hàng cụ thể. ĐVT: triệu USD

Mặt hàng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giày dép các loại

8,679

12,195

14,394

16,928

18,945

Hàng dệt, may

7,080

10,575

14,779

12,455

21,825

Sản phẩm từ chất dẻo

2,017

2,093

3,035

3,394

3,744

Gỗ và sản phẩm gỗ

6,359

5,801

7,963

10,828

8,938

Hạt điều

4,248

5,967

7,005

5,163

5,283

Phương tiện vận tải và phụ tùng

0,194

0,242

0,326

34,922

0,159

       Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tình hình nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy của từng mặt hàng cụ thể. ĐVT: USD 

Mặt hàng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm  2012

Năm 2013

Hàng thủy sản

17,801

16,250

33,498

41,509

46,432

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

29,241

78,023

83,632

35,682

36,795

Phân bón các loại

1,268

10,138

18,923

21,716

19,000

Sản phẩm hóa chất

0,973

2,217

2,689

2,572

2,793

Sản phẩm từ sắt thép

2,738

3,215

4,751

2,702

2,196

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Đại đa số hàng xuất khẩu Việt Nam không nhập khẩu vào Na Uy, mà thông qua thị trường Thụy Điển, Đức và Hà Lan. Hiện nay Na Uy đang có mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Châu Âu – thị trường chủ lực của Na Uy – đang có nguy cơ suy thoái do tác động của khủng hoảng nợ công, và có xu hướng chuyển hướng sang một số thị trường mới nổi ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường các hoạt động tiếp thị hàng tại Na Uy để phát triển thị trường và xâm nhập trực tiếp vào thị trường tiềm năng này.

Nguồn: Thị trường nước ngoài

Nguồn: Tin tham khảo