(VINANAET) - Hiện nay một số loại phân bón chúng ta đã chủ động sản xuất được như urê, NPK, các mặt hàng còn lại như kali, SA, MAP... chúng ta vẫn vẫn phải nhập khẩu 100% để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy nhập khẩu phân bón tháng 7 của cả nước với 505,5 nghìn tấn, trị giá 179 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 7,5% về trị giá so với tháng 6/2013, nâng lượng phân bón nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 2,4 triệu tấn, trị giá 968,1 triệu USD, tăng 25,27% về lượng và tăng 12,06% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Theo số liệu của Vụ Thương mại biên giới và miền núi (Bộ Công thương), trong những năm qua, mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung. Trong đó, cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát - Lào Cai) chiếm hơn 90% lượng phân bón nhập khẩu theo đường biên mậu, chủ yếu là phân DAP, urê và một số loại trong nước chưa sản xuất được như MAP, SA, Kali.

Lượng phân bón nhập khẩu biên mậu qua từng năm cũng tăng đáng kể. Nếu như 2010 chỉ có 80.000 tấn thì 2011 tăng lên 362.000 tấn, sang đến 2012 đạt 560.000 tấn. Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ thì 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc 1,2 triệu tấn, chiếm 46,3% thị phần với trị giá 418,1 triệu USD, tăng 14,31% về lượng nhưng lại giảm 0,6% về trị giá.

Đứng thứ sau Trung Quốc là Philippin với 217,3 nghìn tấn, trị giá 102,8 triệu USD tăng 32,31% về lượng và tăng 29,45% về trị giá so cùng kỳ.

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nhập khẩu phân bón từ các thị trường đều tăng trưởng về lượng, số thị trường giảm chỉ chiếm 28,5%, bao gồm các thị trường: Nhật Bản (giảm 8,67%); Đài Loan (giảm 12,2%); Ấn Độ (giảm 7,96%) và Hoa Kỳ (giảm 9,65%).

Đáng chú ý, tuy nhập khẩu phân bón từ thị trường Thái Lan chỉ 4,5 nghìn tấn, trị giá 4,6 triệu USD nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 124,39% về lượng và tăng 104,87% về trị giá so với 7 tháng năm 2012.

Thống kê thị trường nhập khẩu phân bón 7 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
NK7T/2013
NK7T/2012
% so sánh
Lượng
Trị giá
Lượng
trị giá
lượng
trị giá
Kim ngạch
2.470.851
968.180.176
1.972.422
864.013.448
25,27
12,06
Trung Quốc
1.145.690
418.165.943
1.002.226
420.698.325
14,31
-0,60
Philippin
217.318
102.879.099
164.248
79.475.104
32,31
29,45
Nhật Bản
158.642
34.291.308
173.705
43.777.296
-8,67
-21,67
Nga
154.254
72.167.508
75.188
36.653.990
105,16
96,89

Canada

142.354
66.332.998
109.540
59.393.274
29,96
11,68
Hàn Quốc
126.687
34.318.799
33.172
9.535.751
281,91
259,90
Đài Loan
45.262
11.108.328
51.444
14.698.347
-12,02
-24,42
Nauy
24.699
12.480.709
16.238
8.309.278
52,11
50,20
Malaixia
15.937
6.244.770
12.008
5.321.199
32,72
17,36
Bỉ
11.508
7.035.937
8.847
5.663.303
30,08
24,24
Thái Lan
4.564
4.616.645
2.034
2.253.472
124,39
104,87
Ấn Độ
1.792
5.233.851
1.947
6.181.800
-7,96
-15,33
Hoa Kỳ
1.789
2.799.164
1.980
3.494.881
-9,65
-19,91

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Theo nguồn NNVN, các doanh nghiệp sản xuất urê, DAP trong nước cho biết, việc mặt hàng phân bón của Trung Quốc nhập qua đường tiểu ngạch, không phải chịu bất cứ loại thuế quan nào đang cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp nội địa.

Trước các đề xuất chính đáng của DN SX phân bón trong nước, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền nhấn mạnh, sắp tới Bộ Công thương sẽ có những thay đổi mạnh mẽ các cơ chế, chính sách nhằm giảm dần lượng phân nhập khẩu.

Đặc biệt, đối với những loại phân bón trong nước đã sản xuất được, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Bộ Công thương sẽ hạn chế hoặc tạm dừng nhập biên mậu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm.

Đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, Bộ Công thương sẽ tiếp tục cho phép nhập theo từng lô hàng và có thời gian xác định để có thể kiếm soát số lượng phân bón qua đường biên mậu, không ảnh hưởng tới cung cầu trong nước.

Nguồn: Vinanet