(VINANET) - Hiện nay, sắn được trồng tại trên dưới 100 quốc gia trên toàn thế giới với các quy mô canh tác rất khác nhau. Sản lượng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy trì tương đối ổn định ở mức sản lượng 230 triệu tấn sắn.

Tại Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương, thực thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản…

Năm 2013 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,1 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 18,6% về kim ngạch so với năm 2012. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với năng suất 17,6 tấn/ha.

Tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sắn và sản phẩm giảm nhẹ về kim ngạch, nhưng lại tăng về lượng, với 309,2 nghìn tấn, trị giá 103,4 triệu USD, tăng 15% về lượng, giảm 1,1% so với tháng 12/2013, so với cùng kỳ năm 2013 thì xuất khẩu mặt hàng này giảm 43,8% về lượng và giảm 42% về trị giá. Trong đó, sắn xuất khẩu 155,6 nghìn tấn, trị giá 28,6 triệu USD, giảm về trị giá so với tháng 12/2013 là 17,1% và so với tháng 1/2013 là 43,25%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm tháng 1/2014

ĐVT: lượng (tấn); Tri giá (USD)

Thị trường 
XK tháng 1/2014
XK tháng 1/2013
% so sánh
Lượng
trị giá
Lượng
trị giá
Lượng
trị giá
Tổng KN
309.298
103.499.778
562.301
182.387.917
-44,99
-43,25
Trung Quốc
290.123
96.261.010
520.363
165.826.667
-44,25
-41,95
Hàn Quốc
7.588
2.073.040
10.880
2.915.500
-30,26
-28,90
Philippin
3.821
1.691.905
8.330
3.737.717
-54,13
-54,73
ĐàiL oan
1.336
596.620
11.416
4.909.852
-88,30
-87,85
Malaixia
1.187
517.014
4.049
1.766.901
-70,68
-70,74
Nhật Bản
918
420.580
706
290.105
30,03
44,98

Tính đến 2013, cả nước có 6 nhà máy sản xuất nhiêu liệu sinh học sử dụng nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, v.v...

Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước, do vậy, nghề trồng sắn rất dễ bị động nếu các thị trường giảm nhu cầu nhập khẩu. Hiện nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm 85,6%) tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc trong năm 2013 chỉ đạt 946,4 triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2012. Do khủng hoảng kinh tế thế giới và sự trì trệ của ngành Ethanol tại Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn tại đây đã đóng cửa gần 70%, một số còn lại giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu sắn cũng sụt giảm mạnh.

Ngoài ra, giá xuất khẩu sắn của Việt Nam hiện đang giảm, thêm vào đó lượng tồn kho sắn lại cao trong khi nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu khác (như Thái Lan và Indonesia) đang rất lớn, giá cả cạnh tranh cũng là nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động được thị trường và đặc biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Báo điện tử Dân trí

Nguồn: Vinanet