(VINANET) – Việt Nam, nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới, được dự báo xuất khẩu khoảng 100.000 – 120.000 tấn (1,67 triệu đến 2 triệu bao) cà phê trong tháng 2, thấp hơn chút ít so với xuất khẩu trong tháng 1.

Doanh số bán trong nước đang chậm lại sau khi tăng đầu tuần trước do giá yếu hơn phù hợp với sự sụt giảm của thị trường robusta toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đã giảm 39,8% so với một năm trước xuống ước tính 135.000 tấn.

Quốc gia đông nam Á này đóng cửa tất cả cá thị trường từ 28/1 đến 5/2 để nghỉ Tết. Nhưng sự phục hồi trong giá robusta kỳ hạn London đã phục hồi thị trường cà phê Việt Nam đầu tuần trước. Hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn Liffe đạt 1.883 USD/tấn vào 4/2, mức cao nhất kể từ tháng 8/2013.

Một nhà đầu tư với công ty châu Âu tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “việc bán ra đã rất mạnh khi giá London đứng trên 1.800 USD/tấn”, bổ sung thêm rằng nông dân đã bán ra chậm lại trong tuần này do giá yếu đi kể từ đó.

Các thương nhân cho biết cà phê đang được chất hàng để xuất khẩu trong những ngày gần đây từ các kho chứa trong và quanh thành phố Hồ Chí Minh, thị trường cà phê lớn nhất của Việt Nam, trong khi không có hàng từ vành đai cà phê cao nguyên.

Cà phê robusta đã tăng lên 34.700 – 34.900 đồng/kg trong hôm thứ nay tại Đắk lắc, tỉnh trồng cà phê lớn nhất trong 5 tỉnh ở cao nguyên so với mức 34.500 đồng hôm thứ hai.

Sự tăng giá theo xu hướng thị trường kỳ hạn robusta London, nơi hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tăng 1,2% chốt phiên tại 1.788 USD/tấn hôm thứ hai.

Các nhà xuất khẩu đã chào bán robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 30 USD/tấn so với hợp đồng tháng 5, trong khi người mua đang chào thầu tại mức trừ lùi 50 – 60 USD/tấn, nới rộng từ mức trừ lùi 40 – 50 USD/tấn tuần trước.

Việt Nam đã sản xuất ước tính 28 triệu bao từ niên vụ 2013/14, tăng so với ước tính trước 25 triệu bao, theo một thăm dò của Reuters vào hôm 24/1.

Kết quả thăm dò này tăng nhẹ trên mức 27,5 triệu bao được ước tính bởi Tổ chức cà phê quốc tế trụ sở tại London trong báo cáo tháng 1/2014, sản lượng toàn cầu tăng gần 19% trong niên vụ 2013/14.

H.Lan

Nguồn: Vinanet/ Reuters