VINANET- Theo số liệu thống kê, khối lượng cao su xuất khẩu trong tháng 4/2012 đạt 53.147 tấn, với trị giá 178.272.720 USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm lên 266.684 tấn, trị giá 801.531.003 USD, tăng 34,9% về lượng, nhưng giảm 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, do giá xuất khẩu giảm.

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều công ty cao su có lượng tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn. Thế nhưng, sang quí 1-2012 và đến nay, tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su dù vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã tăng mạnh trở lại.

Cụ thể, cao su chủng loại SVR 3L đạt 3.228 USD/tấn (65 triệu/tấn) vào tháng 1 và đạt 3.760 USD/tấn (75 triệu/tấn) vào tháng 4, tăng 16,5%, tức khoảng 10 triệu đồng/tấn so với đầu năm 2012.

Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc vẫn là những thị trường truyền thống nhập khẩu cao su của Việt Nam. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 147.196 tấn cao su các loại, trị giá 402.377.436 USD, chiếm 55,1% về lượng và 50,2% về trị giá tổng xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm 2012. Tiếp đến là thị trường Malaysia, trị giá 121.600.971 USD, chiếm 15,1%; đứng thứ 3 là thị trường Đài Loan trị giá xuất khẩu 43.149.016 USD, với lượng xuất 12.415 tấn.

Thị trường xuất khẩu cao su tháng 4 và 4 tháng năm 2012

Thị trường
ĐVT
Tháng 4/2012
4T/2012
 
 
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
Tấn
53.147
178.272.720
266.684
801.531.003
Trung Quốc
Tấn
30.356
97.680.859
147.196
402.377.436
Malaysia
Tấn
9.335
32.291.629
36.485
121.600.971
Đài Loan
Tấn
1.315
4.749.616
12.415
43.149.016
Ấn Độ
Tấn
2.557
9.541.283
11.159
38.754.368
Hàn Quốc
Tấn
2.330
7.845.011
10.903
34.110.107
Đức
Tấn
1.309
4.958.827
7.086
24.448.177
Hoa Kỳ
Tấn
402
1.550.883
5.901
18.553.588
Thổ Nhĩ Kỳ
Tấn
949
3.361.163
5.009
17.236.711
Nhật Bản
Tấn
526
2.064.383
2.912
10.465.820
Tây Ban Nha
Tấn
379
1.360.450
2.590
9.105.167
Italia
Tấn
321
1.201.249
2.540
8.617.773
Indonêsia
Tấn
204
358.970
3.165
8.592.145
Nga
Tấn
523
1.927.347
2.228
7.938.225
Braxin
Tấn
242
880.104
1.970
5.915.046
Pháp
Tấn
242
944.227
1.280
4.641.190
Phần Lan
Tấn
 
 
1.310
4.449.634
Hà Lan
Tấn
121
476.291
1.209
4.395.897
Bỉ
Tấn
101
392.052
1.539
4.280.824
Achentina
Tấn
177
638.641
828
2.927.470
Hồng Kông
Tấn
119
442.861
787
2.735.251
Anh
Tấn
81
301.694
589
1.994.251
Pakistan
Tấn
241
870.890
542
1.891.980
Canađa
Tấn
100
390.065
480
1.789.437
Singapore
Tấn
20
73.584
453
1.569.272
Ucraina
Tấn
60
223.800
290
1.044.700
Thụy Điển
Tấn
101
380.394
282
996.769
Séc
Tấn
20
76.608
258
927.116
Mêhicô
Tấn
 
 
172
673.244
 
Hiện nay, việc bán mủ cao su sang Trung Quốc tuy vẫn chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng sản lượng, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã biết tìm ra nhiều phương thức giao dịch và xuất qua nhiều đường khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào tiểu ngạch như trước.

Các nhà máy lớn có lợi thế vốn, công nghệ chế biến mủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, thường chọn xuất chính ngạch đi các thị trường Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc. Nhiều nhà máy công nghiệp uy tín ở Trung Quốc cũng chọn con đường nhập cao su chính ngạch của một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam để có được loại hàng chất lượng tốt.
Tổng thư ký  Hiệp hội Cao su Việt Nam, cũng cho rằng mặc dù xuất khẩu cao su bằng đường tiểu ngạch đang gặp khó, nhưng một tín hiệu đáng mừng đó là ngay trong những ngày đầu năm này, nhiều hội viên đã thông báo tìm được cách tiếp cận thị trường Trung Quốc bằng xuất chính ngạch.

 

Nguồn: Vinanet