(VINANET) – Tháng 8/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn clanke và xi măng, trị giá 72,2 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với tháng 7/2014, nâng lượng clanke và xi măng xuất khẩu tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8 lên 14,6 triệu tấn, trị giá 632,6 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu hàng clanke và xi măng sang các thị trường như Ăngola, Braxin, Cămpuchia, Chile, Đài Loan, Indonesia…. trong đó Indonesia là thị trường chính, chiếm 10,6% thị phần, đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 73,4 trệu USD. Tính riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 80,4 nghìn tấn xi măng và clanke sang Indonesia, trị giá 4,4 triệu USD, giảm 30,78% về lượng và giảm 30,51% về trị giá so với tháng 7/2014.
Thị trường có lượng xuất khẩu lớn thứ hai sau Indonesia là Đài Loan 933,1 nghìn tấn, trị giá 40,2 triệu USD, tính riêng tháng 8, lượng clanke và xi măng xuất sang thị trường này là 97,8 nghìn tấn, trị giá 3,9 triệu USD, giảm 32,4% về lượng và giảm 38,37% về trị giá so với tháng liền kề trước đó…
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường như Malaixia, Philippin, Cămpuchia, Chile, Oxtraylia…
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu mặt hàng clanke và xi măng trong 8 tháng 2014 thiếu vắng các thị trường Braxin, Trung Quốc, Srilanka, Ăngola so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu clanke và xi măng tháng 8, 8 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
XK T8/2014
|
XK 8T/2014
|
|
lượng
|
Trị giá
|
lượng
|
Trị giá
|
tổng KN
|
1.620.061
|
72.276.404
|
14.652.543
|
632.643.624
|
Indonesia
|
80.468
|
4.405.901
|
1.563.117
|
73.439.404
|
Đài Loan
|
97.800
|
3.997.020
|
933.128
|
40.291.895
|
Malaixia
|
203.130
|
9.650.600
|
904.117
|
44.372.506
|
Philippin
|
223.400
|
8.684.750
|
721.060
|
27.516.260
|
Cămpuchia
|
62.602
|
3.329.841
|
348.139
|
18.956.054
|
Chile
|
55.000
|
3.038.750
|
325.000
|
17.726.250
|
Oxtraylia
|
62.454
|
2.775.507
|
322.439
|
14.435.423
|
Peru
|
80.000
|
4.502.814
|
284.100
|
15.910.623
|
Lào
|
17.688
|
1.624.349
|
163.892
|
13.161.657
|
Mianma
|
20.000
|
1.044.500
|
153.525
|
8.667.200
|
Ngành vật liệu xây dựng (VLXD) thời gian qua có dấu hiệu ấm lên, nhưng chưa có sự khởi sắc, thị trường bất động sản cũng chỉ “nhúc nhích”. Vì vậy xuất khẩu được coi là lối thoát, tuy nhiên tại thời điểm này vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ Xây dựng, xuất khẩu VLXD là hướng đi đúng và cần thiết giúp giảm áp lực tiêu thụ trong nước, bảo đảm duy trì ổn định sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đi tiên phong trong xuất khẩu VLXD là các DN thuộc lĩnh vực gốm sứ như: Viglacera, Vinaconex, Hoàng Gia, Hồng Hà, Taicera, ToTo đã nỗ lực tìm kiếm thị trường với các hình thức tham gia hội chợ quốc tế, chào hàng ra nước ngoài... Tới nay, các sản phẩm gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có mặt ở trên 40 quốc gia trên thế giới.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Việt Nam (Viglacera) - cho biết, trong khi các nhóm hàng VLXD đang gặp khó khăn thì hàng hóa của Viglacera vẫn tiêu thụ tốt, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt 31,5 triệu USD.
Ngành VLXD cần có chiến lược, tổ chức mạng lưới xuất khẩu vào các thị trường lớn và có tiềm năng như: châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Trung Đông…
Mặc dù, xuất khẩu VLXD đang tiến triển tốt, khối lượng xuất khẩu lớn, nhưng giá trị còn thấp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước. Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) - cũng cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng xuất khẩu VLXD, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc. Cụ thể là cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho xuất khẩu VLXD còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, các DN chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chưa có khả năng đầu tư đúng mức cho công tác xúc tiến thương mại.
Để gỡ khó cho xuất khẩu VLXD, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam- chia sẻ, tìm cơ hội xuất khẩu VLXD là điều các DN nên quan tâm, bởi phần nào giúp giải quyết khó khăn hiện nay. Việc xuất khẩu có thể lãi không nhiều nhưng nó giúp giải quyết bài toán thị trường. Cũng từ xuất khẩu sẽ giúp DN trong nước lớn lên, đòi hỏi họ sản xuất phải quy củ và bài bản hơn.
Tại thời điểm này, thị trường Trung Đông cũng là một trong những thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu VLXD của Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) - cho hay, hầu hết các nước Trung Đông đều có nhu cầu rất lớn với VLXD. Để xuất khẩu VLXD vào thị trường tiềm năng này, các DN Việt Nam cần tích cực hơn trong triển khai các hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường, cũng như đáp ứng đúng quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường...
Để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, trong giai đoạn tiếp theo, các DN ngành VLXD cần chủ động tái cấu trúc để hình thành các tổ hợp sản xuất - kinh doanh VLXD có đủ sức mạnh tài chính, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện hòa nhập vào thị trường quốc tế.
Nguồn: Vinanet, Báo công thương điện tử