Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu da giày đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Thế nhưng ngành da giày Việt Nam lại đang chịu sự cạnh tranh mạnh của cả nước khác trong khu vực như Indonêsia, Ấn Độ, Bangladesh. Làm thế nào để không những chỉ giữ vững vị thế mà còn có thể tiến bước xa hơn, nhanh hơn trong những năm tới?
 
Trong 8 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2,77 tỷ USD, giảm 327 triệu USD so với cùng kỳ năm 2008. Ước tính cả năm 2009, ngành da giày sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 4,6 tỷ USD, đạt khoảng 97% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2009 theo thị trường: EU chiếm 52%, Mỹ chiếm 25% và các thị trường khác 23%. Điều này cũng phản ánh thực tế là EU, Bắc Mỹ vẫn là các thị trường lớn của ngành da giày thế giới (vùng với Nhật Bản là 3 khu vực nhập khẩu hàng đầu với sản lượng 3-6 tỷ đôi/năm).
 
Các chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang tự sản xuất xuất khẩu, cải tiến thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng, sản xuất đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu, thoả mãn các yêu cầu về môi trường, điều kiện làm việc nhằm tạo uy tín cho sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới…Nhưng để ngành da giày Việt Nam có thể đi xa hơn, nhanh hơn, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các bộ ngành hữu quan và Chính phủ. Cụ thể là hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường mới, tránh sự phụ thuộc vào một số thị trường; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.
 

Nguồn: Vinanet