(Vinanet)Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2012 đạt 2,79 tỷ USD, chiếm 6,42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng tháng 5/2012 kim ngạch đạt 724,15 triệu USD, tăng 24,3% so với tháng trước đó và cũng tăng 26,73% so với tháng 5/2011.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất các loại giày dép của Việt Nam, chiếm 30,88% tổng kim ngạch, đạt 860,4 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Tiếp sau đó là các thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Anh 196,74 triệu USD, Bỉ 159,38 triệu USD, Đức 150,11 triệu USD, Trung Quốc 130 triệu USD, Nhật Bản 125,57 triệu USD, Hà Lan 124,84 triệu USD.   

Kim ngạch xuất khẩu da giày sang hầu hết các thị trường 5 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ, trong đó các thị trường tăng mạnh gồm có: Ba Lan (tăng 203%, đạt 6,77triệu USD); Séc (tăng 143,4%, đạt 15,4triệu USD); Indonesia (tăng 111,2%, đạt 8,34 triệu USD).   

Thị trường xuất khẩu da giày 5 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

 

T5/2012

 

 

5T/2012

% tăng, giảm KN T5/2012 so với T5/2011

% tăng, giảm 5T/2012 so cùng kỳ

Tổng cộng

724.146.647

2.785.926.623

+26,73

+17,20

Hoa Kỳ

235.580.785

860.399.746

+35,44

+20,49

Anh

56.059.145

196.742.038

+12,38

+0,55

Bỉ

36.241.694

159.381.020

+29,59

+32,65

Đức

39.467.419

150.110.877

+11,79

+4,77

Trung Quốc

26.125.669

130.003.486

+43,06

+52,41

Nhật Bản

23.445.007

125.572.801

+48,26

+18,83

Hà Lan

36.941.647

124.841.692

+5,56

-6,56

Brazil

19.390.173

99.236.663

+58,32

+51,28

Pháp

31.397.795

97.745.904

+14,79

+10,35

Tây Ban Nha

21.967.933

90.137.234

+4,61

-5,70

Mêhicô

16.828.472

84.098.646

+20,44

+13,72

Italia

19.052.262

75.508.771

-20,71

-12,93

Hàn Quốc

13.768.788

69.401.593

+4,50

+33,86

Canada

15.633.411

51.277.261

+31,34

+19,05

Panama

12.735.362

45.211.451

+72,88

+13,69

Hồng Kông

9.150.490

31.898.793

+55,06

+28,36

Ôxtrâylia

8.261.723

31.191.787

+79,77

+40,56

Nga

6.630.145

25.691.157

+24,84

+31,42

Nam Phi

6.514.380

24.231.034

+73,36

+30,83

Đài Loan

4.343.203

23.535.781

+11,94

+12,56

Chi Lê

6.717.022

23.514.251

*

*

Slovakia

9.184.915

23.337.304

*

*

Áo

6.483.473

22.937.768

-10,20

-12,27

Thuỵ Điển

6.440.042

19.036.179

+57,04

+51,62

Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

6.203.803

17.022.148

+78,58

+65,37

Séc

3.850.744

15.403.909

+195,47

+143,42

Achentina

1.066.116

13.021.291

*

*

Ấn Độ

3.911.827

11.606.170

+116,47

+97,31

Đan Mạch

3.395.653

11.275.748

+106,70

+22,55

Singapore

2.706.123

10.751.892

+99,94

+60,66

Malaysia

2.324.330

9.922.361

+76,44

+0,75

Thuỵ Sĩ

2.883.101

9.383.593

+7,99

+18,83

Thổ Nhĩ Kỳ

4.605.270

9.278.860

+23,00

+13,18

Indonesia

2.238.439

8.343.407

+292,26

+111,20

Philippines

1.838.388

8.137.723

+164,51

+46,47

Thái Lan

1.768.292

6.903.741

+134,32

+78,09

Ba Lan

1.014.360

6.765.861

+35,81

+203,05

Na Uy

2.476.001

6.732.470

+45,27

+11,22

Hy Lạp

2.266.572

6.523.624

+50,69

+12,17

NewZealand

1.668.412

5.846.699

*

*

Israel

1.474.393

4.968.800

*

*

Ucraina

851.435

2.614.917

+37,34

+13,09

Phần Lan

564.737

1.684.773

+86,82

-11,26

Bồ Đào Nha

99.568

487.112

-51,47

-24,68

Xuất khẩu da giày mặc dù chiếm kim ngạch lớn, vẫn có mức tăng trưởng dương trong các tháng gần đây nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Doanh nghiệp da giày không chỉ chịu ảnh hưởng bất lợi từ các thị trường nhập khẩu mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong tháng 6, sản xuất của ngành da giày tiếp tục gặp khó khăn do đơn hàng suy giảm so với cùng kì năm 2011, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế tại các thị trường NK chính.

Tổng kim ngạch XK da giày trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 3,5 tỉ USD, tăng 17,4% so với cùng kì năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư kí Hội Da giày TP.HCM cho biết, ngành da giày cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng và tình trạng này sẽ kéo dài trong 2-3 tháng tới. Ngoài ra, áp lực về lao động cũng sẽ đè nặng lên các DN da giày khi ngành này chính thức bước vào mùa cao điểm.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngoài tác động bất lợi từ các thị trường XK, các DN da giày còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thiếu nguyên liệu sản xuất… Ngoài ra chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các DN.

Mặc dù tỉ lệ các DN phải đóng cửa trong ngành da giày không nhiều nhưng hiện tại phần lớn các DN đang phải thu hẹp sản xuất. Đối với ngành da giày, để vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt là để tránh rào cản thương mại của các thị trường NK các DN cần phải xây dựng được mối liên kết bền chặt cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất và kinh doanh. Song song việc tìm hướng XK, các DN da giày cũng cần tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị XK, quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm và xây dựng hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế…

 

Nguồn: Vinanet