(VINANET) - Sự gia tăng tiêu thụ dầu cọ làm nhiên liệu dầu sinh học tại Indonesia, nước cung cấp dầu cọ lớn nhất thế giới, sẽ có nghĩa là xuất khẩu không tăng trong năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2010, ngay cả khi sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục.
Xuất khẩu có thể đạt được 21 triệu tấn, tương tự năm 2013, do tiêu thụ tăng 38%, lên 11 triệu tấn và sản lượng tăng từ 28 triệu tấn lên 31 triệu tấn, so với 26,5 triệu tấn, Fadhil Hasan, giám đốc điều hành của Hiệp hội dầu cọ Indonesia cho biết. Sự gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học khiến nước này trở thành nhà tiêu thụ dầu cọ lớn nhất, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.
Dầu ăn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, đã tăng mạnh nhất trong tháng trước kể từ tháng 10 và tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012, do thời tiết khô đe dọa cây trồng tại Indonesia và Malaysia, hai nước chiếm 86% tổng nguồn cung toàn cầu, và chính phủ 2 nước này đã yêu cầu sử dụng nhiều dầu cọ trong nhiên liệu diesel.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa phái sinh Bursa Malaysia đóng cửa ở mức 2.800 ringgit (tương đương 856 USD)/tấn hôm 28/2, tăng 31% so với 2.137 ringgit/tấn tháng 7/2013, mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Giá dầu cọ tăng 9,4% trong tháng trước đó, do giá đậu tương tăng 10% và ngô tăng 6,8%.
Tại Indonesia, 3,4 triệu tấn dầu cọ sẽ được sử dụng làm dầu sinh học trong năm nay, Hasan cho biết hôm 24/2, sau khi nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tăng để giảm chi phí nhập khẩu và giảm thặng dư tài khoản tiền tệ.
Thời tiết khô tại Malaysia và một số khu vực của Indonesia đang đe dọa để hạn chế nguồn cung dầu cọ, do nhiên liệu dầu nhiên liệu sinh học gia tăng. Michael Coleman, người giúp quản lý 143 triệu USD Quỹ hàng hóa thương mại tại Singapore cho biết hôm 25/2, giá dầu cọ có thể tăng lên 3.000 ringgit/tấn trong 4 tháng, do các thương nhân dự báo tác động của thời tiết khô đối với sản lượng. Hasan, Mistry và Coleman phát biểu tại Hội nghị dầu Palm và Lauric tại Kuala Lumpur vào ngày mai (4/3).
Xuất khẩu dầu cọ và dầu nhân cọ từ Indonesia tăng 24%, lên 21,22 triệu tấn năm 2013 so với 17,09 triệu tấn năm 2010.
Dự trữ tại Indonesia giảm xuốn mức thấp 1,8 triệu tấn tính đến cuối năm 2013, so với khoảng 4 triệu tấn năm trước đó, Hasan ước tính. So với ước tính trung bình 2 triệu tấn tháng 12/2013 tại cuộc điều tra của Bloomberg.
Chủ tịch Susilo Bambang Yudhoyono cho biết trong tháng 11, Indonesia nên khung chính sách để thúc đẩy tiêu thụ dầu cọ cho nhiên liệu sinh học. Yudhoyono sẽ phải từ chức sau khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7, do ông không thể tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Hasan cho biết chính quyền mới phải cải thiện cơ sở hạ tầng.
Hiệp hội cũng yêu cầu quốc hội và chính phủ buộc các công ty phải báo cáo số liệu sản xuất, xuất khẩu và tồn kho, Hasan cho biết. “Chúng tôi đề xuất, điều này nên bao gồm trong luật trồng được thảo luận tại quốc hội”, ông cho biết.
Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters