Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 5/2013 vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh so với các tháng trước đó, với kim ngạch đạt 861,28 triệu USD, tăng 34,82% so với tháng 4/2013 và cũng tăng 18,94% so với cùng tháng năm ngoái; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 lên 3,21 tỷ USD, chiếm 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, đạt mức tăng trưởng dương 15,18% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu da giày sẽ đạt 9,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu giày dự kiến đạt 8 tỉ USD. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới.
Xuất khẩu da giày đang có nhiều chuyển biến thuận lợi không chỉ ở đơn hàng, thị trường mà còn những lợi ích từ các cuộc đàm phán FTA mà gần đây nhất là đàm phán TPP. Nếu hiệp định này thành công, thuế suất ưu đãi cho ngành da giầy có thể là 0%. Đây sẽ là bước tiến lớn cho ngành da dầy Việt Nam khi hiện nay chúng ta vẫn phải chịu mức thuế suất 14,3%.
Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường số 1 tiêu thụ giày dép các loại của Việt Nam, riêng tháng 5 xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 283,56 triệu USD, tăng 31,79% so với tháng trước đó; Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch đạt 1,04 tỷ USD, chiếm 32,28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 20,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp sau thị trường Hoa Kỳ, có 8 thị trường đạt mức kim ngạch trên 100 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, đó là xuất khẩu sang Anh đạt 210,67 triệu USD (chiếm 6,57% tổng kim ngạch, tăng 7,08% so với cùng kỳ năm ngoái); xuất sang Bỉ đạt 200,05 triệu USD (chiếm 6,23%, tăng 25,52%); sang Đức 155,11 triệu USD (chiếm 4,83%, tăng 3,33%); Nhật Bản 153,4 triệu USD (chiếm 4,78%, tăng 22,16%); Hà Lan 142,83 triệu USD (chiếm 4,45%, tăng 14,41%); Trung Quốc 142,01 triệu USD (chiếm 4,43%, tăng 9,23%); Braxin 121,47 triệu USD (chiếm 3,79%, tăng 22,41%) và Tây Ban Nha 107,9 triệu USD (chiếm 3,36%, tăng 19,71%).
Xét về mức độ tăng trưởng xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì xuất khẩu nhóm hàng này sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch; trong đó có một số thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh từ 30% đến hơn 40% như: Thái Lan (tăng 43,08%); Achentina (tăng 39,13%); Israel (tăng 35,05%); Hàn Quốc (tăng 34,63%); Slovakia (tăng 33,1%); Nga (tăng 31,59%). Ngược lại, vẫn có một vài thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ như: Áo; Ba Lan; Sec; Bồ Đào Nha và Pháp với các mức giảm tương ứng: 38,26%, 37,69%, 28,03%, 24,16% và 17,3%.
Đáng chú ý nhất trong tháng 5/2013 là kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Na Uy đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với tháng 4, với mức tăng tới 339,71% (tháng 5 đạt 4,03 triệu USD, trong khi tháng 4 chỉ đạt 917.340 USD). Bên cạnh đó, còn rất nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh trên 100% về kim ngạch so với tháng trước như: Thụy Sĩ (+178,52%); Indonesia (+158,88%); Philippines (+148,85%); Malaysia (+124,45%); Hồng Kông (+116,84%) và Italia (+113,93%). Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép sang thị trường Ba Lan tháng 5 lại sụt giảm mạnh so với tháng trước đó, với mức giảm 64,96% về kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương quốc Ả Rập TN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Lefaso)