Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường tháng 6/2013 giảm 8,44% so với tháng 5/2013 nhưng so với tháng 6 năm ngoái vẫn tăng 10,16%, đạt giá trị 788,59 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 quí đầu năm lên 3,99 tỷ USD, chiếm 6,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang đa số các thị trường trong tháng 6 bị sụt giảm kim ngạch so với tháng 5. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ đạo đều bị giảm như: xuất sang Hoa Kỳ giảm 15,02%, sang Anh giảm 19,02%, Bỉ giảm 15,59%, Nhật Bản giảm 8,39%, Hà Lan giảm 9,17%, Trung Quốc giảm 0,27%, Braxin giảm 31,8%. Tuy nhiên, xuất khẩu lại tăng mạnh ở 2 thị trường nhỏ là Ba Lan và Bồ Đào Nha với mức tăng tương ứng 211,78% và 175,13% về kim ngạch so với tháng 5/2013.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng dương 13,86% so với cùng kỳ và tăng ở hầu hết các thị trường. Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ đạo của xuất khẩu giày dép Việt Nam, đạt 1,27 tỷ USD trong 6 tháng, chiếm 31,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 20,08% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Anh với 260,12 triệu USD, chiếm 6,52%, tăng 4,58%; thứ 3 là Bỉ 250,45 triệu USD, chiếm 6,28%, tăng 22,55%; sau đó là Đức 197,51 triệu USD, chiếm 4,95%, tăng 4,1% so với 6 tháng đầu năm ngoái.  

Thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

T6/2013

 

6T/2013

T6/2013 so với T5/2013

(%)

T6/2013 so với T6/2012

(%)

6T/2013 so với cùng kỳ(%)

Tổng cộng

788.588.100

3.991.166.271

-8,44

+10,16

+13,86

Hoa Kỳ

240.976.049

1.273.750.747

-15,02

+20,32

+20,08

Anh

49.733.753

260.119.287

-19,02

-3,00

+4,58

Bỉ

50.464.975

250.452.256

-15,59

+12,15

+22,55

Đức

42.669.155

197.510.428

+5,33

+8,46

+4,10

Nhật Bản

30.465.395

183.861.622

-8,39

-5,97

+15,62

Hà Lan

36.068.076

178.922.989

-9,17

+1,30

+11,43

Trung Quốc

27.201.148

169.036.762

-0,27

+15,75

+9,91

Braxin

20.751.486

142.219.636

-31,80

-6,02

+17,19

Tây Ban Nha

30.177.593

137.862.447

+20,92

+22,54

+20,03

Hàn Quốc

24.535.329

117.770.549

+21,12

+37,88

+34,19

Mexico

18.259.016

112.059.121

-6,16

+35,44

+14,59

Pháp

29.090.790

109.856.789

+5,54

-7,78

-15,30

Italia

26.050.323

102.764.121

+23,34

-6,89

-0,83

Canada

14519943

75087148

-24,65

+13,49

+17,19

Panama

13247687

60802780

+16,98

-29,43

-4,91

Australia

10234534

48750114

-9,95

+22,35

+23,35

Hồng Kông

11317529

47966730

+12,87

+33,75

+18,50

Nga

9357131

43164479

+2,27

+47,33

+34,71

Slovakia

9393980

40455724

-18,02

+40,73

+34,80

Nam Phi

8656756

34419808

+49,89

-6,61

+2,74

Đài Loan

7120616

34013867

+23,90

+3,59

+11,83

Chi Lê

6959808

32010767

-9,95

+16,48

+8,47

Thụy Điển

7529928

28121951

+13,32

+10,82

+8,87

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

6255500

26773999

-0,75

-6,88

+12,85

Áo

5342403

26263163

-19,19

-12,19

-9,82

Achentina

2680611

20745647

-47,24

+153,93

+47,10

Đan Mạch

5204742

18640120

+35,85

+34,76

+22,83

Ấn Độ

2533442

15699566

-23,13

+17,91

+14,08

Séc

2999086

14085670

-26,10

-31,05

-28,69

Singapore

2157825

14021998

-14,69

+17,75

+11,07

Malaysia

2484533

13869253

-9,85

+17,20

+15,18

Thổ Nhĩ Kỳ

2225614

13817306

-53,87

-12,79

+15,03

Thái Lan

3170921

13044716

+33,39

+97,15

+53,25

Thụy Sĩ

1986774

11951844

-44,91

-44,37

-7,74

Indonesia

1599963

10992617

-51,03

+59,98

+17,65

NaUy

2320192

10837080

-42,48

+32,96

+27,83

Philippines

2386316

10673583

+18,25

+44,96

+9,09

Hy Lạp

2204539

9087366

+1,62

+18,96

+8,48

NewZealand

1490654

8719676

-15,38

8,22

+16,74

Israel

1907925

8618249

-14,58

+50,29

+38,15

Ba Lan

1849497

6064979

+211,78

-4,78

-30,35

Ucraina

706457

3511206

+3,99

-48,56

-11,96

Phần Lan

324292

2330168

-9,32

-44,83

+2,53

Bồ Đào Nha

369372

738808

+175,13

+6,40

-14,95

Bước sang quý II/2013, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp da giày bắt đầu nhộn nhịp trở lại khi lượng đơn hàng xuất khẩu gia tăng và ổn định từ nay đến cuối năm. Chủng loại giày, dép xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhóm sản phẩm có đế ngoài và mũ giày bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, mũ giày bằng nguyên liệu dệt… Những tín hiệu khả quan này cùng nhiều cơ hội kinh doanh mới mở ra nhiều hy vọng cho ngành da giày hoàn thành tốt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt hơn 9 tỷ USD.

Các thị trường truyền thống vẫn có lượng tiêu thụ lớn sản phẩm da giày từ Việt Nam như: Mỹ, Anh, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nhà sản xuất giày có đơn hàng ổn định, nhiều doanh nghiệp lớn nhận được các đơn hàng đến quý III/2013 do các nhà nhập khẩu chuẩn bị tận dụng lợi thế về thuế khi Việt Nam chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (thuế suất hạ từ 13%- 14% xuống còn 3-4%) với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU từ ngày 1/1/2014. Thuế EU sẽ là 0% khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Vì thế, giày dép của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn tại thị trường EU trong thời gian tới.

Đây chính là lợi thế quan trọng để Việt Nam thu hút đơn hàng từ các nước, hiện đã có sự dịch chuyển các đơn hàng từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, dù đơn hàng xuất khẩu gia tăng nhưng giày dép xuất khẩu vào các thị trường nhất là EU hay Hoa Kỳ đều yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, xuất khẩu da giày của Việt Nam vẫn tiềm ẩn rủi ro do thị trường thế giới hiện nay có nhiều biến động và việc nguyên liệu sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Cho đến nay, tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ chiếm 40- 45% (chủ yếu là đế giày và chỉ khâu giày) trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.

Bộ Công Thương đã khuyến khích các doanh nghiệp giày dép tăng cường đầu tư trong sản xuất vật liệu và đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

 (Lefaso)


Nguồn: Tin tham khảo