(Vinanet) Giày dép các loại là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tính chung cả năm 2011, kim ngạch mặt hàng này đạt 6,55 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm trước đó, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Theo số liệu thống kê, 11 tháng đầu năm, ngành giày dép vẫn đạt mức tăng trưởng nhất định, tồn kho không có, kim ngạch xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2011, lượng đơn hàng của doanh nghiệp trong ngành đã sụt giảm khoảng 25- 30%. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tháng 11 đạt 708,19 triệu USD, tăng 8,37% so với tháng 11 năm 2011, nâng tổng lượng hàng xuất khẩu cả 11 tháng lên 6,53 tỷ USD, tăng 11,7% so với 11 tháng năm ngoái.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng qua, với kim ngạch đạt 2,01 tỷ USD, chiếm 30,84% tổng kim ngạch, tăng 17,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Kế đến là các thị trường đạt kim ngạch cao như: Anh chiếm 6,99% (456,07 triệu USD, tăng 1,52%); Bỉ chiếm 5,51% (359,87triệu USD, tăng 13,33%); Đức chiếm 5,33% (347,85triệu USD, giảm 2,49%); Hà Lan chiếm 4,7% (307,05 triệu USD, giảm 4,93%), Nhật Bản chiếm 4,59% ( 299,44 triệu USD, tăng 33,11%).

Một số thị trường có tỷ lệ kim ngạch tăng cao hơn so với cùng kỳ như Slovakia (59,68 triệu USD, tăng 205,34%), Ba Lan ( 12,43 triệu USD, 121,35%). Đây là những thị trường mới, có tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và mở rộng xuất khẩu trong thời gian tới, thay vì những thị trường truyền thống thời gian qua.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD
 
 
Thị trường
 
 
T11/2012
 
 
11T/2012
% tăng, giảm KN T11/2012 so với T11/2011
% tăng, giảm KN 11T/2012 so với cùng kỳ
Tổng cộng
708.188.330
6.526.465.117
+8,37
+11,70
Hoa Kỳ
190.046.001
2.012.843.633
+12,76
+17,34
Anh
48.195.614
456.068.975
+4,40
+1,52
Bỉ
42.974.209
359.868.957
+13,19
+13,33
Đức
42.784.170
347.847.965
-5,38
-2,49
Hà Lan
43.083.370
307.049.697
+7,33
-4,93
Nhật Bản
28.251.227
299.437.508
+18,29
+33,11
Trung Quốc
30.856.548
279.956.066
-8,31
+21,84
Brazil
21.095.275
234.311.597
+57,19
+46,73
Pháp
20.345.377
218.223.098
-21,55
-1,70
Tây Ban Nha
22.162.205
211.228.776
+6,56
-0,49
Mêhicô
21.742.491
199.340.079
+1,23
+7,19
Italia
25.250.212
196.086.497
-1,44
-9,00
Hàn Quốc
16.657.164
162.730.904
+3,67
+22,19
Canada
17.089.550
120.813.904
+32,65
+21,48
Panama
12.437.133
118.419.955
+40,93
+7,35
Australia
9.470.384
85.905.338
+0,86
+41,24
Hồng Kông
9.162.701
79.051.843
+9,04
+14,37
Nam Phi
4.719.603
62.613.573
+3,05
+11,50
Slovakia
8.749.112
59.684.494
+286,28
+205,34
Đài Loan
5.917.621
59.156.865
+3,22
+10,87
Chi Lê
6.564.988
58.357.847
+13,95
-0,87
Nga
11.743.514
56.926.011
+85,49
+3,59
Áo
5.832.080
50.842.607
-13,26
-16,76
Thuỵ Điển
5.054.474
46.347.636
-15,39
+30,38

Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

5.526.259
39.719.495
-3,92
+35,22
Séc
3.603.178
30.334.561
-38,43
+45,84
Achentina
1.854.646
25.398.549
-60,26
-48,42
Ấn Độ
2.456.685
24.347.747
+16,97
+35,82
Thuỵ Sĩ
4.156.337
23.806.223
+23,27
+27,63
Singapore
2.912.018
23.683.044
2,95
+19,81
Đan Mạch
3.589.473
23.654.591
+6,87
-8,13
Malaysia
2.291.830
22.598.820
+11,07
-4,81
Thổ Nhĩ Kỳ
4.956.527
19.984.057
-26,71
-1,11
Philippines
1.869.048
18.803.156
+53,86
+21,87
Thái Lan
1.519.018
16.024.701
-21,41
+17,96
NewZealand
1.709.096
15.494.137
+38,37
+41,56
Indonesia
1.491.212
15.407.147
+132,83
+42,25
Hy Lạp
3.703.065
15.310.923
+7,26
-23,92
Na Uy
1.718.141
14.532.440
+50,15
+11,93
Ba Lan
1.120.657
12.427.656
+103,17
+121,35
Israel
1.916.202
11.751.557
+101,51
+4,88
Ucraina
740.800
5.734.021
-11,84
+6,67
Phần Lan
435.243
3.269.913
+237,00
-7,39
Bồ Đào Nha
112.286
1.374.877
+7,44
-8,19

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu da giày, túi xách khoảng 8,5 tỷ USD trong đó, xuất khẩu da giày dự kiến 7,5 tỷ USD mà ngành đặt ra cho cả năm 2012 là có thể đạt được dù phải đối mặt với không ít khó khăn.

Các thị trường nhập khẩu chính, đặc biệt là thị trường EU suy giảm kinh tế. Trước những chuyển biến không mấy khả quan này cùng với việc các chi phí đầu vào đang tăng chóng mặt, phần lớn các doanh nghiệp da giầy đều bày tỏ sự lo ngại về hoạt động xuất khẩu da giày trong thời gian tới.

Giải pháp chủ yếu được các doanh nghiệp da giầy lựa chọn trong tình hình hiện nay là điều chỉnh sản xuất, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm thậm chí chấp nhận hòa vốn đối với những đơn hàng nhỏ lẻ để giữ chân khách hàng, ổn định được đơn hàng.

Để giảm bớt những khó khăn về thị trường, nhiều doanh nghiệp da giày cũng đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường châu Á, Nam Mỹ…, thậm chí có một số doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư tại một số nước lân cận để tranh thủ nguồn vốn chi phí rẻ. Tuy nhiên, các thị trường mới cũng có những rủi ro nhất định nên các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò.

 

Nguồn: Vinanet