(VINANET) -  Kết thúc năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 5,5 tỷ USD – trở thành một trong 22 nhóm hàng hóa  có kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 19,22% so với năm 2012, tăng 25 lần so với năm 2000 (kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 219 triệu USD). Có thể thấy, đây là một kỳ tích đặc biệt trong bối cảnh thị trường thế giới ảm đạm, EU và Mỹ thực thi nhiều chính sách mang tính rào cản.

Tính riêng tháng 12/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm đạt 637,8 triệu USD, tăng 22,7% so với năm tháng 11/2013.

Gỗ và sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu trên 39 nước trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là thị trường chính và tiềm năng, chiếm 36%, đạt trên 2 tỷ USD, tăng 12,24% so với năm 2012.

Tuy có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng thị trường Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 1 tỷ USD, tăng 47,40%.

Nhìn chung, năm 2013, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm sang thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 63,4%, số thị trường tăng trưởng âm chiếm 36,5%. Trong số các thị trường tăng dưởng dương thì Cămpuchia là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 160,54%, đạt kim ngạch  7,5 triệu USD; đứng thứ hai là thị trường Hongkong tăng 100,10% đạt kim gnachj 90,4 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 12T/2013
KNXK 12T/2012
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng KN
5.562.441.107
4.665.866.261
19,22
HoaKỳ
2.004.134.827
1.785.640.214
12,24
Trung Quốc
1.051.999.990
713.707.550
47,40
Nhật Bản
819.992.526
671.981.710
22,03
Hàn Quốc
328.669.776
228.669.398
43,73
Anh
217.957.506
187.421.539
16,29
Oxtrâylia
128.678.622
118.318.574
8,76

Canada

118.973.785
112.656.720
5,61
Đức
108.530.636
127.225.863
-14,69
hongkong
90.424.196
45.188.498
100,10
Pháp
84.405.590
91.610.965
-7,87
Đài Loan
77.948.562
70.722.393
10,22
HàLan
57.789.363
65.140.221
-11,28
Ấn Độ
52.029.525
48.250.717
7,83
Malaixia
41.750.442
30.298.227
37,80
Bỉ
28.174.946
41.469.148
-32,06
Italia
27.052.673
29.916.459
-9,57
Xingapo
25.053.681
29.315.207
-14,54
Thuỵ Điển
23.570.772
26.619.609
-11,45
Niuzilan
21.830.070
17.352.138
25,81
Tây Ban Nha
15.833.547
17.178.146
-7,83
A rập Xêut
15.286.159
10.252.705
49,09
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
14.902.781
13.018.497
14,47
Đan Mạch
14.095.369
12.862.872
9,58
Thổ Nhĩ Kỳ
13.202.950
7.832.000
68,58
Ba Lan
12.222.812
10.842.132
12,73
TháiLan
12.105.396
7.907.988
53,08
Nauy
8.938.612
10.827.971
-17,45

Nam Phi

7.976.273
6.361.269
25,39
Nga
7.969.433
8.688.966
-8,28
Cămpuchia
7.542.097
2.894.795
160,54
Áo
6.057.195
10.620.719
-42,97
Phần Lan
4.190.771
4.360.848
-3,90
Thuỵ Sỹ
3.827.906
4.689.003
-18,36
Séc
3.746.230
3.189.062
17,47
Mêhicô
3.343.212
2.240.938
49,19
Hy Lạp
2.444.643
3.066.557
-20,28
Bồ Đào Nha
1.848.814
1.776.466
4,07
Hungari
684.147
1.264.272
-45,89
Ucraina
544.137
1.348.768
-59,66

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, năm 2013, ban đầu Vietfores đăng ký kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD, nhưng kết quả đạt được 5,5 tỷ USD , tăng 0,8 tỷ USD so với năm 2012. Năm 2014 này, Hiệp hội đăng ký với Bộ Công Thương phấn đấu đạt kim ngạch 6,2 tỷ USD. Tổng thư ký Hiệp hội tin rằng chắc chắn sẽ vượt qua mục tiêu này. Bởi vì các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa đối với sản phẩm gỗ Việt Nam. Thị trường EU đã vượt qua khủng hoảng. Quan trọng hơn, năm 2014, Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp định TPP. Hiệp định bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… vốn là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ trọng điểm của Việt Nam nên một khi được ký két và có hiệu lực, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn, nhờ thuế xuất khẩu đồ gỗ vào nhiều nước sẽ được cắt giảm. Đồ gỗ Việt Nam càng có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, vì Trung Quốc chưa được tham gia TPP.

Năm 2013 cũng ghi nhận xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc có sự tăng trưởng trở lại. Yếu tố giúp thị trường phục hồi được đánh giá là do nhu cầu của thế giới tăng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thực tế này đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá về thành công trên, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, kinh tế đang có sự phục hồi và người dân bắt đầu tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn, sử dụng đồ gỗ nhiều hơn. Hơn nữa, ngành công nghiệp gỗ cũng đã dần phát triển, các doanh nghiệp cũng đầu tư những trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại hơn, do đó, đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng nhiều nước kể cả các nước khó tính như Mỹ, châu Âu.

Thị trường gỗ xuất khẩu phục hồi, ngoài nguyên nhân chính là do cầu thế giới tăng trở lại, doanh nghiệp Việt nam còn nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu từ Trung Quốc chuyển qua. Sự dịch chuyển này xuất phát từ việc giá nhân công Trung Quốc tăng, khiến cho các doanh nghiệp chế biến gồ gỗ đang đầu tư tại Trung Quốc phải chuyển sang các nước khác để gia công, trong đó có Việt Nam.

Thêm vào đó, nếu so sánh yếu tố chất lượng, có thể khẳng định sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng do đã đầu tư dây chuyền công nghệ và nhân công có tay nghề cao.

Mặc dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ với giá trị kim ngạch cao nhưng lợi nhuận thu lại của doanh nghiệp còn thấp bởi còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thêm nữa, cũng chính vì sự phụ thuộc này, ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước cũng phát triển thiếu bền vững.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thời báo kinh tế Việt Nam, Dangcongsan.vn

Nguồn: Vinanet