Tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 10, sang tháng 11 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng so với tháng trước, tăng 15,5% đạt kim ngạch 520,5 triệu USD, nâng kim ngạch 11 tháng đầu năm lên trên 4,3 tỷ USD, tăng 16,25% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng này, dự kiến năm 2013 xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 5,3 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2012.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm chính của Việt Nam trong thời gian này là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Ôxtraaylia…. trong đó Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, trên 1,7 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ, chiếm 36,6% tổng kim ngạch.

Tuy có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai trong Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 882 triệu USD, tăng  34,64% so với 11 tháng năm 2012.

Đặc biệt, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường Cămpuchia có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 222,01%, nhưng kim ngạch chỉ đạt ở mức khiêm tốn, đạt 7,3 triệu USD.

Đối với thị trường Nga, với 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người 9.075USD, hàng năm có 43% tổng nhu cầu đồ gỗ nội thất, Liên bang Nga chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Phần lớn người Nga làm việc trong các thành phố, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều và đa số có nhà ở ngoại ô. Đây là đối tượng mua sắm đồ gỗ nhiều nhất. Doanh nghiệp sản xuất hàng có phong cách cổ điển và chất lượng cao sẽ có ưu thế khi thâm nhập vào thị trường này. Yêu cầu chung của thị trường cũng không quá khắt khe như Nhật Bản hay một số nước Âu-Mỹ. Những yêu cầu cơ bản như tuân thủ pháp luật có liên quan, nhãn hiệu, những yêu tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng, an toàn đều phải tôn trọng; yêu cầu chất lượng đều phải dựa theo tiêu chuẩn của Liên bang Nga và tham khảo tiêu chuẩn của các nước Tây Âu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nga còn khiếm tốn, 11 tháng đầu năm nay chỉ đạt 6,4 triệu USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ.

Số liệu thống kê sơ bộ TCHQ thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 11 tháng 2013 – ĐVT: USD

Thị trường
KNXK 11T/2013
KNXK 11T/2012
Tốc độ tăng trưởng KN (%)
Tổng KN
4.895.528.410
4.211.369.753
16,25
HoaKỳ
1.792.793.754
1.625.921.784
10,26
Trung Quốc
882.033.233
655.113.606
34,64
Nhật Bản
734.490.954
607.169.810
20,97
Hàn Quốc
295.295.839
203.331.611
45,23
Anh
194.136.071
166.730.129
16,44
Oxtrâylia
116.282.550
108.439.637
7,23

Canada

107.707.913
103.762.056
3,80
Đức
90.463.099
108.391.043
-16,54
Pháp
71.640.495
74.036.730
-3,24
hongkong
71.332.253
40.229.428
77,31
Đài Loan
69.261.338
64.242.781
7,81
HàLan
52.270.222
57.478.253
-9,06
Ấn Độ
47.984.668
44.198.160
8,57
Malaixia
37.018.222
27.735.818
33,47
Bỉ
25.214.258
37.307.677
-32,42
Xingapo
23.521.852
25.753.538
-8,67
Italia
21.523.062
25.298.348
-14,92
Thuỵ Điển
20.453.489
21.957.262
-6,85
Niuzilan
19.594.578
16.051.116
22,08
A rập Xêut
13.727.735
9.213.996
48,99
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
13.310.025
11.846.672
12,35
Tây Ban Nha
13.024.222
14.922.916
-12,72
Đan Mạch
12.590.474
11.278.615
11,63
TháiLan
11.023.311
7.316.287
50,67
Thổ Nhĩ Kỳ
10.591.792
6.514.788
62,58
Ba Lan
10.117.074
8.540.872
18,45
Nauy
8.367.776
9.539.672
-12,28
Cămpuchia
7.310.173
2.270.176
222,01

Nam Phi

6.934.069
5.451.122
27,20
Nga
6.415.878
7.144.922
-10,20
Áo
5.234.939
9.400.124
-44,31
Phần Lan
3.554.478
3.534.049
0,58
Thuỵ Sỹ
3.265.323
3.638.897
-10,27
Mêhicô
3.110.176
2.064.030
50,68
Séc
2.898.828
2.938.474
-1,35
Hy Lạp
2.190.569
2.829.355
-22,58
Bồ Đào Nha
1.709.593
1.285.276
33,01
Hungari
639.623
922.797
-30,69
Ucraina
509.277
1.236.521
-58,81

Để tiếp tục giữ đà tăng trưởng , ngành chế biến gỗ cần hướng tới chuyên môn hóa và liên kết doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, mặc dù thị trường có nhiều tín hiệu khả quan nhưng các doanh nghiệp (DN) trong nước lại đang ở thế lúng túng. Trước hết, khi đơn đặt hàng tiếp tục tăng mạnh như hiện nay sẽ dẫn tới việc DN không đủ năng lực đáp ứng. Vấn đề tài chính là hạn chế lớn nhất đối với DN trong nước do phải phụ thuộc tới 70-80% vốn lưu động từ ngân hàng.

Ngoài ra, quy mô sản xuất nhỏ với công nghệ và thiết bị còn hạn chế, chưa có những mô hình tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết thích hợp gắn kết nhà máy chế biến với sản xuất và cung ứng nguyên liệu đã làm cho các DN trong nước càng gặp khó khăn hơn.

Để giải quyết các vấn đề gặp phải, DN ngành chế biến gỗ xuất khẩu cần tổ chức lại mô hình sản xuất, lấy những DN mạnh làm đầu tàu liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực. Khi liên kết thành chuỗi, các DN trong nước không chỉ có sự phân công hợp lý để tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn và còn tạo nên thế mạnh trong đàm phán các hợp đồng sản xuất và gia công cho khách hàng nước ngoài.

Các DN chế biến gỗ còn cần tập trung vào việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất; tìm kiếm hệ thống máy móc và thiết bị chế biến gỗ phù hợp để sản xuất những sản phẩm được thị trường chấp nhận; tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc, mỹ nghệ…. Ngoài ra, các DN chế biến gỗ trong nước cần phải triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với thị trường trong và ngoài nước để phát huy tối đa năng lực sản xuất, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mở rộng năng lực sản xuất mới trong thời gian tới.

(Nguồn: Vinanet, VEN)

Nguồn: Vinanet