(VINANET) Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang gần 40 thị trường trên thế giới, tháng 1/2014 xuất khẩu nhóm hàng này 533,52 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng cuối năm 2013, nhưng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, mục tiêu xuất khẩu của ngành chế biến gỗ đặt ra trong năm 2014 là 6-6,2 tỷ USD do năm 2014 dự báo là năm ngành có sự tăng trưởng đầy triển vọng.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ nhóm hàng này của Việt Nam, với 186,67 triệu USD trong tháng 1, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch, giảm 12,3% so với tháng cuối năm ngoái, nhưng tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái; các chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường này gồm: ghế, giường bằng gỗ thông, bàn, tủ… Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Trung Quốc, đạt trên 90,56 triệu USD, giảm 34,9% so với T12/2013 nhưng tăng 60,3% so với cùng kỳ. Tiếp đến xuất sang Nhật Bản đạt 67,76 triệu USD, giảm 19,2% so với T12/2013 và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu Hải quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 1/2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T1/2014
|
T1/2013
|
T1/2014 so với T12/2013 (%)
|
T1/2014 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
533.515.645
|
488.780.352
|
-16,4
|
+9,2
|
Hoa Kỳ
|
186.673.928
|
183.148.689
|
-12,3
|
+1,9
|
Trung Quốc
|
90.560.837
|
56.491.447
|
-34,9
|
+60,3
|
Nhật Bản
|
67.758.403
|
67.922.959
|
-19,2
|
-0,2
|
Hàn Quốc
|
36.494.526
|
26.780.328
|
+8,5
|
+36,3
|
Anh
|
25.703.801
|
23.925.447
|
+6,3
|
+7,4
|
Đức
|
17.480.438
|
17.613.014
|
-3,3
|
-0,8
|
Australia
|
11.841.625
|
10.214.265
|
-5,3
|
+15,9
|
Pháp
|
11.424.611
|
16.082.677
|
-10,6
|
-29,0
|
Canada
|
10.462.737
|
11.594.741
|
-7,0
|
-9,8
|
Đài Loan
|
7.919.838
|
6.143.207
|
-11,0
|
+28,9
|
Hồng Kông
|
7.486.273
|
6.210.019
|
-61,2
|
+20,6
|
Hà Lan
|
6.468.148
|
7.713.419
|
+4,6
|
-16,1
|
Italy
|
5.029.480
|
5.536.144
|
-9,0
|
-9,2
|
Malaysia
|
3.939.078
|
2.031.320
|
-19,5
|
+93,9
|
Ấn Độ
|
3.679.363
|
5.089.590
|
-10,8
|
-27,7
|
Bỉ
|
3.227.580
|
3.555.390
|
+9,0
|
-9,2
|
Tây Ban Nha
|
3.003.032
|
2.032.626
|
+6,0
|
+47,7
|
Thụy Điển
|
2.920.859
|
4.565.484
|
-7,5
|
-36,0
|
Đan Mạch
|
2.589.830
|
2.423.972
|
+72,1
|
+6,8
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
2.524.639
|
1.717.266
|
-3,3
|
+47,0
|
New Zealand
|
2.375.114
|
2.005.248
|
+4,9
|
+18,4
|
Ba Lan
|
2.287.434
|
2.268.454
|
+8,6
|
+0,8
|
Ả Rập Xê út
|
1.857.078
|
1.241.940
|
+19,2
|
+49,5
|
Nga
|
1.229.041
|
837.859
|
-20,9
|
+46,7
|
UAE
|
1.179.770
|
1.803.912
|
-25,9
|
-34,6
|
Thụy Sỹ
|
960.422
|
1.091.751
|
+66,1
|
-12,0
|
Thái Lan
|
887.760
|
1.022.136
|
-20,6
|
-13,1
|
Singapore
|
822.866
|
3.832.586
|
-45,9
|
-78,5
|
Nam Phi
|
802.689
|
569.363
|
-19,5
|
+41,0
|
Áo
|
750.016
|
603.301
|
-8,8
|
+24,3
|
Phần Lan
|
637.793
|
986.184
|
+0,2
|
-35,3
|
Na Uy
|
624.992
|
1.189.687
|
+13,3
|
-47,5
|
Hy Lạp
|
491.680
|
688.886
|
+93,5
|
-28,6
|
Mêhico
|
373.559
|
237.357
|
+60,3
|
+57,4
|
Bồ Đào Nha
|
345.726
|
445.497
|
+148,3
|
-22,4
|
Campuchia
|
325.180
|
692.233
|
+33,6
|
-53,0
|
Séc
|
280.130
|
65.488
|
-66,9
|
+327,8
|
Cô Oét
|
276.076
|
30.769
|
-50,6
|
+797,3
|
Hungari
|
269.796
|
221.877
|
+506,0
|
+21,6
|
Ucraina
|
62.562
|
160.677
|
+79,5
|
-61,1
|
Trên đà thành công của năm 2013, cộng với những thuận lợi của năm 2014 về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất gỗ, các nhà quản lý cũng như các chuyên gia tin tưởng năm 2014, xuất khẩu đỗ gỗ sẽ có tăng trưởng khả quan. Báo cáo của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho thấy, đến cuối 2013, cả nước đã có 144.000 ha rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của thế giới, trong đó có 50.800 ha rừng tự nhiên đạt chứng chỉ trên về nguồn gốc gỗ. Đây là cơ sở để ngành chế biến gỗ tiếp tục phát triển.
Thêm nữa, cùng với việc chủ động được nguồn gỗ trong nước, năm 2014, nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng sẽ thuận lợi hơn theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ cấp phép nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Campuchia với số lượng không hạn chế.
Bên cạnh tín hiệu sáng, ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng thư ký VIFORES cũng cho rằng, nếu phân tích kỹ thì thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hệ số lợi nhuận và giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao do chi phí đầu vào ở trong nước tăng mạnh. Ở khía cạnh khác, Trung Quốc dù là thị trường mà ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng lớn nhưng chủ yếu họ nhập khẩu sản phẩm thô là chính, mua sản phẩm giá rẻ của người trồng rừng ở Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái…Đây là điều cần suy nghĩ vì nó tác động mạnh tới người trồng rừng và chế biến gỗ. Nếu chúng ta không có chính sách đặc biệt với thị trường Trung Quốc thì việc đảm bảo gỗ 100% hợp pháp đối với thị trường này rất phức tạp.
Hiện nay các nước xuất khẩu đồ gỗ chính cho EU là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia. Trong đó riêng Trung Quốc mỗi năm xuất khoảng 8-12 tỷ USD. Tuy nhiên vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường này đã giảm do bị kiện bán phá giá. Chính vì vậy, Trung Quốc chuyển hàng của họ sang Việt Nam, lấy xuất xứ của Việt Nam đưa đi.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU năm 2013 đã tăng. Nhưng thực tế Việt Nam mới chỉ tiếp cận được bốn nước là Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha mà bỏ ngỏ các thị trường còn lại
Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang kỳ vọng vào Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) để mở rộng thị trường xuất khẩu với rất nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada. Theo các chuyên gia, TPP có hiệu lực đến đâu chưa rõ và điều các doanh nghiệp cần làm là chuẩn bị để thích nghi với hiệp định mới.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, quy định cụ thể về ưu đãi trong TPP thế nào thì đến nay phía cơ quan nhà nước vẫn chưa phổ biến rõ. Song, có một điều chắc chắn là nếu chúng ta mua gỗ ngoài khối TPP (bao gồm 12 nước đang tham gia đàm phán)…thì gỗ đó sau khi sản xuất, xuất khẩu sang các nước nội khối TPP thì sẽ phải chịu hai rủi ro lớn đó là thuế xuất rất cao và chịu sự giám sát tính pháp lý của gỗ rất khắt khe.
Điều quan trọng hơn rất nhiều đó là sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm gỗ nhập khẩu của các thị trường này rất lớn, kỹ thuật và quản trị kinh doanh rất cao, khoảng cách trình độ của ta so với họ còn rất xa. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao kỹ năng sản xuất, năng suất lao động cũng như mẫu mã, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan