(VINANET) Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 3 năm 2015 đạt trị giá 1,62 tỷ USD, tăng 21,3% so với tháng 2/2015; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong quí đầu năm 2015 đạt 4,85 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong số những thị trường chính tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015 thì Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn chiến ưu thế. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu về kim ngạch, đạt 2,37 tỷ USD, với thị phần chiếm 48,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014. Xếp thứ hai là sang thị trường Nhật Bản, trị giá đạt 635,95 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13,1% tổng kim ngạch. Hàn Quốc là thị trường đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong quí đầu năm 2015, xuất khẩu sang thị trường này đạt 472,63 triệu USD, chiếm 9,7% tổng kim ngạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 3/2015 so với tháng trước, cả ba thị trường trên cũng đều tăng trưởng, với mức tăng lần lượt là 26,0%; 31,4% và 4,9%.

Trong 3 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Chi lê, tuy kim ngạch chỉ đạt 25,58 triệu USD nhưng có kim ngạch tăng mạnh nhất, với mức tăng 372,7%. Ngoài ra, một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Phần Lan tăng 219,4%; Hy Lạp tăng 129,8%; Senegal tăng 107,9%;... Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dệt may Việt Nam chủ yếu là do doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng nỗ lực đầu tư cho công nghệ sản xuất, chuyển dần sang phương thức sản xuất đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Cùng đó, các doanh nghiệp cũng đã dành nguồn lực không nhỏ đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu.

Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, khi quá trình đàm phán một số hiệp định thương mại có thể kết thúc, cơ hội cho dệt may Việt Nam rộng hơn. Thị trường châu Âu (EU) được đánh giá tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới nhờ nhu cầu lớn và khi FTA Việt Nam-EU được ký kết, sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU. Với thị trường Hoa Kỳ, kỳ vọng lớn nhất là Hiệp định TPP sẽ được ký kết, khi đó, thuế suất sẽ giảm dần và tăng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần tại thị trường này.

Số liệu thống kê sơ bộ về xuất khẩu dệt may Quí I/2015.ĐVT: USD

 
Thị trường
 
T3/2015
 
Quí I/2015
+/-(%)
T3/2015 so với T2/2015
+/-(%)
Quí I/2015 so với cùng kỳ 2014
Tổng kim ngạch
1.627.633.068
4.850.610.978
+21,3
+10,2
Hoa Kỳ
814.813.750
2.371.881.656
+26,0
+9,5
Nhật Bản
225.289.545
635.950.158
+31,4
+7,9
Hàn Quốc
155.075.008
472.637.453
+4,9
+7,3
Anh
43.851.582
146.842.115
+0,7
+31,9
Đức
37.935.171
131.075.731
+9,9
-14,7
Trung Quốc
38.657.326
111.599.823
+30,1
+34,0
Canada
37.634.210
111.533.773
+31,1
+26,2
Tây Ban Nha
24.239.689
106.398.857
-28,8
-16,3
Hà Lan
24.088.114
89.160.686
-4,8
+75,8
Đài Loan
22.603.777
54.827.719
+82,6
+16,6
Campuchia
20.850.938
49.832.667
+84,7
+56,4
Hồng Kông
16.497.906
45.755.077
+48,3
+26,2
Italy
14.368.225
41.902.972
+4,8
+70,2
Bỉ
8.922.874
40.204.465
-34,1
+9,9
Pháp
13.297.833
32.009.228
+65,2
-11,4
Australia
9.082.779
31.547.736
-5,7
+16,9
Indonesia
10.969.803
31.295.011
+17,8
+46,3
UAE
10.957.896
29.185.115
+38,5
+23,0
Chi lê
9.924.781
25.580.153
+44,1
+372,7
Mexico
5.401.701
18.004.530
+16,1
-32,6
Đan Mạch
4.391.499
17.327.681
+22,1
-6,2
Thụy Điển
4.459.206
16.910.910
-11,0
-10,1
Brazil
5.432.501
16.652.357
+25,3
+10,6
Singapore
4.209.632
15.256.484
-1,5
+60,4
Ả Rập Xê Út
6.373.077
14.970.324
+98,7
+20,8
Malaysia
5.089.865
13.875.811
+55,8
+10,5
Thái Lan
4.541.656
11.747.533
+37,9
+16,2
Philippines
3.525.024
11.568.512
+8,3
+58,6
Nga
2.139.186
9.929.733
-41,6
-55,7
Ba Lan
3.070.009
9.526.826
+28,3
-21,1
Thổ Nhĩ Kỳ
2.448.083
7.970.637
+90,2
-40,1
Bangladesh
3.413.443
7.699.961
+118,1
+12,2
Achentina
1.578.087
7.684.627
-48,3
+95,3
Na Uy
985.766
6.618.543
-50,8
+3,7
Panama
1.874.565
5.385.312
+64,0
-5,3
Nam Phi
1.397.517
5.131.501
-20,5
-12,3
Senegal
 
4.561.697
*
+107,9

New Zealand

1.038.352
3.816.485
+0,5
-10,0
Myanmar
1.352.388
3.790.380
+23,8
+3,8
Israel
663.108
3.593.529
-50,7
-7,0
Ấn Độ
715.347
3.381.213
-37,0
-51,5
Angola
292.059
2.556.982
-54,3
+17,3
Lào
1.111.900
2.283.722
+137,4
+22,0
Thụy Sỹ
839.967
2.249.185
+48,3
-12,6
Phần Lan
425.178
2.245.649
+20,9
+219,4
Hy Lạp
435.425
1.836.867
-46,6
+129,8
Séc
195.205
1.788.820
-66,4
-78,7
Nigieria
538.841
1.582.564
+0,8
-88,5
Áo
694.549
1.425.662
+180,1
-45,7
Ucraina
226.541
1.014.007
+4,3
-33,7
Ai Cập
310.655
1.004.618
+216,9
-32,6
Hungari
67.730
681.106
-83,6
-75,2
Slovakia
61.457
534.905
-49,5
-73,5
Bờ Biển Ngà
 
313.334
*
-85,8
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet