Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã tăng khoảng 13 lần,t ừ mức 166,07 triệu USD trong năm 2002 lên mức 2,154 tỉ USD vào năm 2007 và khoảng 3 tỉ USD trong năm nay.
Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta hiện đã xuất khẩu được tới gần 40 thị trường. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới khối các nước EU chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2008, đạt 169,5 triệu USD, tăng 38,66% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Ba Lan đạt mức tăng trưởng ấn tượng 973,8%, đạt 11,12 triệu USD, cao gần gấp 2 lần so với cả năm 2007. Hà Lan nhập khẩu hàng điện tử của nước ta đạt kim ngạch cao nhất, trên 88,8 triệu USD, tăng 72,1% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến là Phần Lan, Slôvakia, Ba Lan, Anh...
Kim ngạch xuất khẩu tới nhiều thị trường lớn như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc... trong 5 tháng đầu năm 2008 đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2007. Một số thị trường mới có mức tăng mạnh cần được các doanh nghiệp khai thác như Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ucraina, Nam Phi...
Sau khi bị suy giảm khá mạnh trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Ấn Độ và Indonesia trong 5 tháng đầu năm 2008 đã bật mạnh trở lại với mức tăng 293,58% và 65,21% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam trong năm 2008 đạt khoảng 3 tỉ USD và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của cả nước.
Theo định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp thì mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2006-2010, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 5 tỉ USD vào năm 2010.
Như vậy, để đạt được mục tiêu này, cơ cấu của ngành cần được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hoá. Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiên, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao. Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước...

Nguồn: Vinanet